Các yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 78 - 92)

V. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Các yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh

2.4.2.1. Chính sách tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phù hợp

Đến thời điểm tháng 05/2016, SHB mới ban hành sản phẩm “Cho vay bổ sung vốn lưu động 24h đối với DNVVN” để đẩy nhanh hoạt động cho vay vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các DNVVN.

- Đối tượng áp dụng: Các DN có dưới 200 lao động và doanh thu năm dưới 20 tỷ đồng.

- Điều kiện áp dụng: KH có thời gian hoạt động kinh doanh tối thiểu trên 24 tháng, có kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB trở lên, không phát sinh nợ nhóm 3 tại SHB và các TCTD khác trong 12 tháng gần nhất từ thời điểm đề nghị cấp tín dụng tại SHB; KH cam kết chuyển nguồn thu về tại khoản của KH tại SHB.

- Điều kiện về TSĐB: TSĐB là BĐS tỷ lệ cho vay tối đa/giá trị TSĐB là 75%; TSĐB khác tỷ lệ cho vay tối đa/giá trị TSĐB là 50%.

- Tiện ích của sản phẩm: Sau 24 giờ kể từ khi KH cung cấp đầy đủ hồ sơ, KH sẽ nhận được thông báo cấp tín dụng của SHB.

- Giá trị cấp tín dụng tối đa mỗi khách hàng là 5 tỷ đồng.

Thực tế đối tượng của sản phẩm là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu tín dụng cho các DN có quy mô vừa. Tiện ích lớn nhất của sản phẩm là thủ tục cho vay, thời gian phê duyệt tín dụng nhanh chóng tuy nhiên thực tế áp dụng do các DN có quy mô siêu nhỏ và nhỏ thường có tình hình tài chính không rõ ràng, kinh nghiệm cung cấp hồ sơ cho ngân hàng còn thiếu do đó thời gian từ khi KH cung cấp hồ sơ đến khi hồ sơ đầy đủ vẫn khá dài. Ngoài ra, điều

kiện về TSĐB của sản phẩm khá khắt khe so với các điều kiện cho vay chung, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tuy nhiên lại không tạo động lực cho các cán bộ QHKH áp dụng khi trình vay. Vì vậy thực tế triển khai sản phẩm rất hạn chế.

Do sản phẩm riêng duy nhất về tín dụng ngắn hạn dành cho các DNVVN tại SHB hiện rất ít được các đơn vị kinh doanh áp dụng nên hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn đối với các DN này tại chi nhánh chủ yếu áp dụng các chính sách tín dụng chung của SHB. Quy định riêng về cho vay ngắn hạn đối với DN được ban hành từ năm 2006, khá chung chung và vẫn chưa có văn bản thay thế. Hiện tại việc cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh tuân thủ quy chế, quy định về cho vay chung của SHB. Các quy định chung này không có các điều kiện bắt buộc về quản lý nguồn thu, tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB đối với từng loại TSĐB riêng biệt, các điều kiện cụ thể về chất lượng TSĐB, các quy định về điều kiện với chủ tài sản (độ tuổi, tình trạng nợ tại các TCTD, quan hệ với DN)… Bởi vậy, việc quản lý nguồn thu và nhận TSĐB của mỗi đơn vị kinh doanh thường do lãnh đạo ĐVKD quyết định trong thẩm quyền của mình. Chất lượng tín dụng vì thế mà phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của lãnh đạo đơn vị mà không có một hệ thống khung quy định cụ thể để hạn chế rủi ro. Trong khi áp lực chỉ tiêu là rất lớn đối với lãnh đạo đơn vị, các khoản tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN thường có giá trị nằm trong thẩm quyền của chi nhánh thì những thiếu sót về quy định này là một trong những kẽ hở làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh.

2.4.2.2. Sự thiếu tuân thủ quy trình, quy định cấp tín dụng trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát sau vay

Quy trình tín dụng theo quyết định 509/QĐ-TGĐ do Tổng giám đốc ban hành ngày 31/03/2014 hiện đang được áp dụng trên toàn hệ thống SHB. Quy trình quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của các cá nhân bộ phận khi thực hiện cấp tín dụng từ tiếp cận khách hàng, thẩm định duyệt vay, giải ngân, giám sát sau cấp tín dụng đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

Các khoản tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN hiện đều phải tuân thủ các quy định này. Tuy nhiên thực tế triển khai tại chi nhánh đã có nhiều sự khác biết so với

quy định. Ví dụ theo quy trình, sau khi bộ phận QHKH tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, hoàn thiện báo cáo đề xuất cấp tín dụng mới gửi hồ sơ cho bộ phận thậm định thực hiện thẩm định. Nhưng để đẩy nhanh thời gian duyệt vay và giảm bớt việc gặp gỡ KH nhiều lần, lãnh đạo các ĐVKD thường yêu cầu bộ phận thẩm định hỗ trợ thực hiện thẩm định song song cùng bộ phận QHKH khi chưa nhận đủ hồ sơ của KH. Điều này khiến cán bộ thẩm định đi gặp gỡ thẩm định KH mà chưa có đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của KH để có thể đánh giá cụ thể và đưa ra những câu hỏi sát với tình hình của KH. Theo quy trình, việc định giá tài sản đảm bảo do cán bộ Định giá tài sản thuộc phòng thẩm định thực hiện tuy nhiên thực tế tại các chi nhánh chưa có cán bộ định giá. SHB chưa ban hành quy trình thẩm định TSĐB trên toàn hệ thống, cán bộ thẩm định phải thực hiện công việc định giá tài sản trong khi phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ định giá cũng như chưa có văn bản hướng dẫn về quy trình, mẫu biểu định giá cụ thể. Những sự khác biệt giữa quy trình và thực tế này đều làm gia tăng rủi ro và làm giảm chất lượng tín dụng ngay từ khâu thẩm định duyệt vay.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, thực hiện giải ngân, việc kiểm tra sau giải ngân và kiểm tra định kỳ khách hàng, TSĐB thường bị cán bộ QHKH bỏ quên hoặc chỉ hoàn thiện giấy tờ mà không kiểm tra thực tế. Điều này khiến ngân hàng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn và tình hình hoạt động thường xuyên của KH. Đặc biệt các DNVVN thường không có sự minh bạch tài chính giữa DN và chủ DN nên khi ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền của phương án cho vay thì rủi ro KH sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến quá hạn là khá cao.

Có thể nói, sự thiếu tuân thủ quy trình tín dụng tại chi nhánh tác là một trong những yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại đơn vị. SHB cần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện bộ máy nhân sự để đáp ứng quy trình tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng.

2.4.2.3. Công tác xử lý nợ còn hạn chế

Xử lý nợ là hoạt động quan trọng để giải quyết các khoản nợ xấu đã phát sinh, thu hồi gốc lãi quá hạn, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng. Năm 2015, chi nhánh

chỉ giải quyết được 3,8 tỷ đồng nợ xấu ngắn hạn đối với DNVVN (tương đương 18% nợ xấu ngắn hạn DNVVN). Các khoản nợ xấu tồn đọng đa phần đã lên nhóm 5, thuộc diện rất khó xử lý. Các giải pháp xử lý nợ được đưa ra chủ yếu là kiện ra tòa, tuy nhiên thời gian kiện tụng, thời gian thi hành án thường rất kéo dài. Trong khi thời gian của khoản nợ xấu càng kéo dài thì chi phí cho khoản nợ xấu càng gia tăng, lợi nhuận của chi nhánh vì thế mà bị ảnh hưởng lâu dài qua nhiều năm.

Thông thường việc xử lý nợ sẽ hiệu quả khi khoản nợ mới phát sinh quá hạn tuy nhiên tại chi nhánh việc xử lý nợ khi mới phát sinh còn rất chậm chạp, cán bộ QHKH không tạo được áp lực với khách hàng, cán bộ xử lý nợ chưa mạnh mẽ trong việc đưa ra các quyết định xử lý nợ mà còn giữ tư tưởng phó mặc cho chi nhánh. Điều này khiến kết quả của việc xử lý nợ tại chi nhánh còn rất chậm và chưa hiệu quả, chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh bị kéo lùi vì những hậu quả do quá khứ để lại.

2.4.2.4. Công tác tổ chức và nguồn nhân lực

Mặc dù đã có quy trình tín dụng chặt chẽ tuy nhiên do Trung tâm định giá chưa sắp xếp được nhân sự định giá tài sản tại các đơn vị kinh doanh và thiếu nhân sự ở một số bộ phận nên việc tuân thủ quy trình tín dụng tại các chi nhánh vẫn chưa được vận hành theo đúng quy định nên chưa mang lại được những kết quả như mong muốn. Có những thời điểm phòng KHDN tại chi nhánh chỉ có 2 chuyên viên QHKH trẻ thiếu kinh nghiệm, không có lãnh đạo phòng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh. Do đặc thù hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra liên tục, các DNVVN thường thay đổi linh hoạt để thích nghi với thị trường, nếu không có sự giám sát chặt chẽ, ngân hàng có thể mất kiểm soát với hoạt động kinh doanh thực tế của đối tượng KH này.

Bên cạnh vấn đề nhân sự tại chi nhánh còn mỏng thì sự phối hợp tác nghiệp giữa các phòng ban ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho KH cũng như chất lượng tín dụng.

Hình 2.2: Các bộ phận tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Tại chi nhánh, các bộ phận có tác động trực tiếp đến quá trình cấp tín dụng ngắn hạn cho các DNVVN gồm: Phòng QHKH, Phòng thẩm định, Phòng hỗ trợ tín dụng và Phòng kiểm toán nội bộ. Nhân sự tại các phòng ban này 100% đều tốt nghiệp đại học, nhân sự thuộc phòng thẩm định, phòng kiểm toán nội bộ đều có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng hoặc đã từng làm chuyên viên quan hệ khách hàng; nhân sự tại phòng QHKH thường là sinh viên mới ra trường hoặc có kinh nghiệm từ 1-2 năm trong lĩnh vực tín dụng nên năng lực quản lý khách hàng còn hạn chế.Hơn nữa bộ phận QHKH chịu áp lực chỉ tiêu doanh số, còn bộ phận thẩm định, hỗ trợ tín dụng và kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ hạn chế, giảm thiểu rủi ro tín dụng do đó mâu thuẫn giữa phòng QHKH với các phòng ban khác là mâu thuẫn tất yếu. Tuy nhiên, do tâm lý sợ rủi ro, sợ trách nhiệm nên các phòng ban thay vì hợp tác với nhau hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì lại làm việc trên quan điểm đối đầu. Điều này khiến việc chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các phòng ban hạn chế, bộ phận QHKH có xu hướng che giấu thông tin, thay vì cố gắng hoàn thiện hồ sơ thì có trường hợp hỗ trợ KH làm giả hồ sơ, đối phó với bộ phận hỗ trợ tín dụng. Bộ phận hỗ trợ tín dụng xem xét chặt chẽ các điều kiện phê duyệt, đôi khi cứng

nhắc dẫn đến tình trạng từ chối giải ngân, phát hành bảo lãnh, L/C với rất nhiều trường hợp khách hàng, dẫn đến không thể phân biệt KH tốt tuân thủ cam kết với KH không tuân thủ cam kết với ngân hàng. Tình trạng này còn thường xuyên tiếp diễn sẽ là nguy cơ gây suy giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh.

2.4.2.5. Thông tin tín dụng

SHB không có hệ thống thông tin về các ngành nghề kinh doanh, các bộ chỉ tiêu phục vụ đánh giá các DNVVN trong những lĩnh vực khác nhau do đó việc đánh giá, thẩm định KH phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức của đội ngũ nhân sự của ngân hàng. Trong năm 2015, có rất nhiều luật, quy định mới bắt đầu có hiệu lực tuy nhiên ngân hàng cũng không có hệ thống hỗ trợ tóm tắt cập nhật các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cấp tín dụng cho các đơn vị kinh doanh. Đây là một trong những điểm yếu của ngân hàng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Trong khi các cán bộ quan hệ KHDN tại chi nhánh đều là cán bộ trẻ, mới ra trường, thiếu kinh nghiệm thì việc không có hệ thống thông tin hỗ trợ khiến khả năng đánh giá, quản lý khách hàng của các cán bộ này rất yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh.

2.4.2.6. Môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách của nhà nước

Giai đoạn 2013-2015, trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, duy trì tăng trưởng ổn định qua các năm. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn trì trệ. Những bất ổn của nền kinh tế trong giai đoạn 2013-2014 là nguyên nhân chính khiến các DNVVN gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN suy giảm.

Sự bất ổn của nền kinh tế xã hội giai đoạn 2013-2014 tác động đến tình hình sức khỏe của các DNVVN:

Năm 2013 sự bất ổn kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu chưa được giải quyết, khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia

tăng khiến hoạt động sản xuất thương mại toàn cầu bị tác động mạnh. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế thế giới. Năm 2013 đạt 5,42% thấp hơn nhiều so với mức 7,8% (trung bình trong giai đoạn 1990-2010). Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, lãi suất cho vay ở mức cao, các DNVVN gặp vô vàn khó khăn. Trong khi đó thị trường BĐS vẫn đóng băng, các DN xây dựng, cung cấp máy móc, vật liệu xây dựng đối mặt với tình trạng phải thu khó đòi lớn, mất khả năng thanh toán, nợ xấu tại các TCTD gia tăng.

Do những bất ổn của nền kinh tế, số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261 DN, trong đó chủ yếu là các DNVVN. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chính phủ đã đưa ra các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN nhằm giúp DN vượt qua khó khăn. Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của năm 2012 ở mức 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Tăng trưởng trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt cao hơn so với kế hoạch.

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DNVVN

Nhằm tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triển DNVVN, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN và tiếp đến là Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Kế hoạch phát triển DNVVN 5 năm giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012) đã được xây dựng, trong đó cụ thể hóa nhiều giải pháp trợ giúp DNVVN quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.

Trên cơ sở khung pháp lý về trợ giúp phát triển DNVVN, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp phát triển DNVVN (hoặc liên quan đến trợ giúp DNVVN) trong các lĩnh vực: hỗ trợ tài chính tín dụng; mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ; xúc tiến mở rộng thị trường; thông

tin và tư vấn; phát triển nguồn nhân lực.v.v… cho các DNVVN. Điển hình là một số chương trình, hoạt động liên quan đến trợ giúp DNVVN trong các lĩnh vực sau:

- Hỗ trợ tài chính, tín dụng: hỗ trợ DNVVN vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM); bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN vay vốn tại NHTM (thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 78 - 92)