Chất lượng nợ tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 35 - 39)

tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chất lượng tín dụng ngắn hạn phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng ngắn hạn. Khi cấp tín dụng, ngân hàng quan tâm đến việc khoản tín dụng đó phải được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, tuân thủ quy định, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Do vậy đối với các ngân hàng, chất lượng tín dụng ngắn hạn được thể hiện thông qua:

 Việc cấp tín dụng ngắn hạn đảm bảo tuân thủ tuân thủ toàn bộ các quy định, chính sách của ngân hàng và các quy định của pháp luật: Về quy trình cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, điều kiện đảm bảo, các quy định về phòng ngừa rủi ro….

 Việc cấp tín dụng ngắn hạn phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn hợp lý và đảm bảo đúng quy định.

 Việc cấp tín dụng ngắn hạn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng tức là KH đảm bảo khả năng trả lãi đúng hạn đồng thời các khoản lãi và phí thu được từ KH đảm bảo trang trải đủ các chi phí của khoản cấp tín dụng đó và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Để đảm bảo các mục tiêu trên là một việc không đơn giản đối với các ngân hàng vì bản thân mục tiêu có sự mâu thuẫn với nhau. Ngân hàng muốn có lợi nhuận cao thì lãi suất, phí cho vay phải cao tuy nhiên chỉ những khoản tín dụng có nhiều rủi ro thì ngân hàng mới có thể thu lãi cao. Khi đó việc thu hồi nợ đúng hạn lại không đảm bảo.

Như vậy để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn thì ngân hàng phải lựa chọn để tạo ra sự cân bằng giữa khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản tín dụng.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn dưới giác độ của ngân hàng thương mại.

Việc đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN giúp cho ngân hàng có những điều chỉnh hoạt động và đưa ra những thay đổi hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, thu hút các DNVVN, tăng thu nhập một cách an toàn. Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN dưới góc độ của NHTM, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

 Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của DNVVN

Nợ quá hạn là khoản nợ mà KH không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn trả nợ. Theo quy định của NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của DNVVN =

Tổng dư nợ ngắn hạn quá hạn của DNVVN % Tổng dư nợ ngắn hạn của DNVVN

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn quá hạn của DNVVN cho biết tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn quá hạn của DNVVN trên tổng dư nợ ngắn hạn cho vay đối với các DN này. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngắn hạn của DNVVN thấp do nợ quá hạn cao làm giảm thu nhập của ngân hàng, kéo dài thời gian thu hồi vốn, làm giảm hiệu quả cho vay.

 Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu của DNVVN trên tổng dư nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn xấu là các khoản nợ ngắn hạn quá hạn từ 30 ngày trở lên, được phân nhóm từ nhóm ba đến nhóm năm theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu của DNVVN =

Tổng dư nợ ngắn hạn xấu của DNVVN

% Tổng dư nợ ngắn hạn của DNVVN

Trong khi các khoản nợ quá hạn bao gồm cả những khoản nợ nhóm hai (quá hạn từ trên 10 ngày đến dưới 30 ngày) có khả năng thu hồi cao thì nợ xấu là những khoản quá hạn từ 30 ngày trở lên, những khoản nợ này có khả năng thu hồi vốn

thấp. Do đó tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng thấp, khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao. Ta có thể so sánh tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu của các DNVVN tại ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn chung từ đó đánh giá chất lượng tín dụng của các DNVVN tại ngân hàng.

 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với

DNVVN

=

Dự phòng rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN Tổng dự nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN

Dựphòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung trong đó:

+ Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Công thức tính:

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 1 –. Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 –. Nợ cần chú ý 5% 3 –. Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 4 –. Nợ nghi ngờ 50% 5 –. Nợ có khả năng mất vốn 100%

+ Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và

trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngắn hạn của DNVVN tại ngân hàng càng thấp. Tỷ lệ nợ xấu cao, giá trị TSĐB thấp, ngân hàng phải trích lập dự phòng lớn, tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng từ các khoản tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN.

Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

Nếu một tổ chức tín dụng chỉ tập trung cho vay với các DN hoạt động trong một vài ngành nghề kinh doanh nhất định thì sẽ rất rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn. Ngân hàng sẽ đối mặt với chất lượng tín dụng suy giảm theo hệ thống. Điển hình là giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng vừa qua, hàng loạt DN xây dựng, kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, không trả được nợ, các ngân hàng tập trung cho vay bất động sản đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng vọt. Theo thống kê của NHNN, 6 tháng đầu năm 2011 dư nợ tín dụng bất động sản là 245 nghìn tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư nợ. Đặc biệt, rất nhiều các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ có tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản ở mức cao 30-40% thậm chí 50%. Đến tháng 6 năm 2012 nợ xấu của hoạt động kinh doanh bất động sản cỡ khoảng 13.900 tỷ đồng tương đương khoảng 12% dư nợ, nợ xấu của ngành xây dựng khoảng 17.300 tỷ đồng tương đương khoảng 9,7% dư nợ. Trong hoạt động cấp tín dụng, việc phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa nghành nghề, lịch vực cấp tín dụng là một việc cần thiết.

Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN Tỷ lệ sinh lời

ngắn hạn =

Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN

% Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN. Tỷ lệ sinh lời càng cao chứng tỏ các khoản tín dụng ngắn hạn cho các DNVVN càng có hiệu quả, có chất lượng cao. Do để đạt được tỷ lệ sinh lời cao thì ngoài mức lãi suất tốt, tỷ lệ nợ xấu phải thấp, việc xử lý nợ, thu hồi nợ quá hạn nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)