Chiến lược và định hướng phát triển của ngành ngân hàng và hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 92 - 98)

thống NHTM Việt Nam đến năm 2020

3.1.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển của ngành ngân hàng

Chiến lược phát triển Ngân hàng Việt Nam 2011 - 2020: Rút ngắn khoảng cách với các nước hàng đầu trong khu vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế 2011 - 2020 được đại hội Đảng lần thứ 11 thông qua. Theo đó, tầm nhìn đến năm 2020 là xây đựng: “Một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN”. Các chiến lược cốt lõi được đề xuất giai đoạn 2011 - 2020 được phân thành 4 nội dung chính:

-Tăng cường cạnh tranh, ổn định và đa dạng hóa các định chế ngân hàng.

-Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trường.

-Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống.

-Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

*Quan điểm phát triển

-Phát triển ổn định và bền vững hệ thống NH là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược NH, nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội.

-Chiến lược phát triển NH được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trọng lĩnh vực tài chính ngân hàng.

-Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống NH ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.

*Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá:

- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống NH theo hướng phát triển ổn định, bền vững, ngang tầm với các NH trên thế giới và khu vực về qui mô, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và công nghệ ngân hàng; mô hình phát triển ngân hàng phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu và tiễn ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững; tạo tiền đề để phát triển cao hơn cho trong thời kỳ chiến lược sau.

-Mục tiêu chủ yếu:

+ Phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.

+ Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lội hệ thống NH Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

-Các đột phá chiến lược

+ Đột phá trong việc xây dựng các điều kiện cần thiết để đến năm 2020 thực thi chính sách tiền tệ theo khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.

+ Đột phá về hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát thị trường tài chính đảm bảo giám sát chặt chẽ, bao chùm, cảnh báo sớm các rủi ro có thể nảy sinh làm mất an toàn và bất ổn của các định chế tài chính.

công nghệ ngân hàng hiện đại, theo chuẩn mục quốc tế nhằm đảm bảo để ngân hàng trung ương thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, các hoạt động quản lý –- điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ các hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của ngân hàng trung ương, đáp ứng kịp thời các tiện ích xã hội về các dịch vụ ngân hàng, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị các tổ chức tín dụng.

+ Đột phá về phát triển nguồn nhân lực cao cho hệ thống ngân hàng, tập trung vào đổi mới căn bản phương thức tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại các cán bộ hiện có, chính sách đãi ngộ hợp lý.

+ Hoạt động quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng phải được tổ chức trên nền của sự đổi mới tư duy kinh tế và tuân thủ một cách linh hoạt những quy luật phát triển khách quan có sự điều tiết của Nhà nước cho hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa.

Đối với Ngân hàng Nhà nước: Đối với ngân hàng nhà nước, mục tiêu chiến lược nêu trên cần phải xây dựng ngân hàng nhà nước có đủ vị thế pháp lý và năng lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, trên các lĩnh vực: (i) Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, gắn với các yếu tố thị trường có sự quản lý của nhà nước; (ii) Thực hiện vai trò thanh tra giám sát một cách hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD; (iii) Đảm nhận vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế và là nơi xử lý quyết toán tập trung cho các hệ thống thanh toán trong nước.

Đối với các Tổ chức tín dụng: Phát triển toàn diện theo hưứng hiện đại, hoạt động đa năng; Hoạt động lành mạnh, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về hoạt động NH và có khả năng cạnh tranh cao; Bảo đảm các TCTD hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường; Bảo đảm tính minh bạch, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Đối với khu vực các TCTD, trong 10 năm tới, mục tiêu đặt ra là phát triển khu vực tài chính đồng bộ bao gồm các NH, các tổ chức tài

chính phi NH, các tập đoàn tài chính có năng lực tài chính mạnh, có trình độ quản lý và trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính thông suốt, an toàn, hiệu quả, ổn định. Khu vực tài chính này có khả năng: (i) động viên tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, thu hút các nguồn vốn nước ngoài và sử dụng được các nguồn vốn huy động được có hiệu quả; (ii) Cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nền kinh tế; (iii) Tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực tài chính với khả năng cạnh tranh ngày càng cao, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế; (iv) Có khả năng trụ vững trước những cú sốc kinh tế, tài chính trong và ngoài nước; hướng tới trở thành một trung tâm tài chính của khu vực.

3.1.1.2. Chiến lược định hướng cho ngân hàng thương mại Việt nam trong tiến trình hội nhập.

-Xây dựng một hệ thống NH cố uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.

-Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản lý rủi ro, nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh NH phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

-NHTM trong nước mở rộng hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.

-Tăng quy mô về vốn cho các NH thông qua tích tụ và tập trung vốn theo hướng: (1) Tiến hành cổ phần hoá các NHTM nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong dân chúng trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó thay đổi mô binh quản lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh. (2) Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống NH để tận dụng vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

-Nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM thời kỳ hội nhập, theo hướng:

+ NHTM minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

+ NHTM xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường mới, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.

+ NHTM phải hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mọi khâu trong NH. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc được xử lí một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động NH của các TCTD, tăng cường cac biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động NH.

-Hiện đại hoá công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống NH phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa, v.v.. nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho KH. Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của NH, yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, có khả năng kết nối với các NH khác. Phát triển các dịch vụ NH hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn.

-Đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ NH là yêu cầu thường xuyên. Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt nghiệp

vụ NH hiện đại, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng công nghệ mới.

-Thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin. Đây là tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng quản lí rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN, trong nội bộ NHTM mà còn giữa NHTM với các nhà đầu tư, với công luận.

-Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của NH, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷ lệ thu từ các sản phẩm dịch vụ TD truyền thống. Đẩy mạnh phát triển các địch vụ NH, thực hiện các dịch vụ NH điện tử nhằm phục vụ cho KH 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động.

3.1.1.3. Viễn cảnh khu vực ngân hàng đến 2020

Viễn cảnh của khu vực NH trong tương lai có thể dự kiến sẽ đạt được với những đặc trưng sau:

-Tăng tính đa dạng của khu vực NH đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng trong cấu trúc kinh tế.

-Môi trường cạnh tranh trong khu vực NH ngày càng tăng có khả năng đưa các định chế tài chính chiếm lĩnh những mảng thị trường riêng biệt.

-Trong cấu trúc của khu vực NH sẽ hình thành các định chế tài chính có quy mô lớn có thể hoạt động xuyên quốc gia, bên cạnh đó, là các định chế tài chính có quy mô vừa chủ yếu đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính trong nước và phát triển các tổ chức tài chính vi mô nhằm góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia đến năm 2020.

-Ngân hàng Nhà nước thực sự là người cầm lái trên thị trường tiền tệ, chủ động các quyết sách của mình, tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dựng phát triển.

-Hệ thống thanh tra, giám sát NH được hoàn thiện theo hướng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trường tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Các quy định thanh tra, giám sát thận trọng cần tuân thủ, các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống; thanh tra giám sát trên cơ sở dự báo và định lượng rủi ro.

-Cấu trúc hạ tầng tài chính của hệ thống NH gồm các yếu tố then chốt là: hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán; thị trường tiền tệ liên NH; các nguyên tắc và tiêu chuẩn tạo điều kiện cho hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường tiền tệ sẽ được hoàn chỉnh và vận hành hiệu quả tạo điều kiện cho sự tiếp cận thuận lợi hiệu quả nguồn tài chính, cải thiện tính minh bạch và năng lực điều hành, cũng như đảm bảo cho sự ổn định khu vực tài chính. Với một cơ sở hạ tầng tài chính vững mạnh sẽ là nền tảng đảm bảo sự ổn định của cả hệ thống NH, cùng với sự vững mạnh của các định chế tài chính chủ đạo trong nước sẽ hình thành nên xương sóng của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)