gòn Hà nội
3.1.5.1. Những yếu kém của nền kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
của Sài gòn Hà nội
Hiện nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi tính ổn định thấp, dẫn đến cam kết tài chính - tiền tệ dài hạn hạn chế. Tính hiệu quả của nền kinh tế thấp, quy mô vốn của đa số DN còn nhỏ, năm 2015 số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ VND vẫn chiếm tới gần 60%. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế... vẫn là phổ biến ở nhiều DN nhỏ và vừa. Đo đặc thù nền kinh tế chủ yếu vẫn dừng lại ở khâu gia công, tái chế, nhập khẩu đầu vào lớn, nên thâm hụt thường niên tăng nhanh, cùng với việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và SHB nói riêng phải đối mặt với RRTD. Bên cạnh đó, trong điều kiện tiền VND chưa có khả năng chuyển đổi tâm lý chuộng USD còn lớn, dẫn đến tâm lý nắm giữ, sử dụng USD đã tác động trực tiếp tới việc huy động, cho vay của hệ thống NHTM.
Kinh tế thế giới và Việt Nam được dự báo còn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dung giảm gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đố, cầu tiêu, dùng giảm cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Như vậy, cầu tín dụng sản xuất và cầu tín dụng tiêu dùng năm tới dự kiến bị thu hẹp, tín dụng phát sinh mới khá hạn chế trong khi ngân hàng đang triệt để thu hồi nợ xấu, lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng dự kiến sẽ không tăng trưởng mạnh.
3.1.5.2. Những khó khăn của hệ thống NHTM Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SHB
Thứ nhất: Yếu kém từ nội tại khu vực tài chính - ngân hàng gia tăng RRTD
cho toàn hệ thống NHTM. Do yêu cầu hội nhập việc đẩy mạnh tự do hoá trong khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ nhất quán. Hiện nay, hệ thống NHTM ở các trình độ, quy mô rất khác nhau; minh bạch tài chính hạn chế, thiếu các tố chức đánh giá, xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó hệ thống kiểm tra, giám sát chưa phát triển kịp,
các công cụ phòng ngừa rủi ro chưa sử dụng phổ biến, nên việc cạnh tranh không lành mạnh luôn diễn ra, đã làm cho hệ thống NH chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và chất lượng túi dụng của SHB.
Thứ hai: Trong thời gian qua, lạm phát luôn ở mức cao biến động với biên độ
lớn và thường xuyên. Vì vậy, rủi ro lãi suất có nguy cơ ảnh hưởng đến CLTD của SHB. Đối phó tình trạng trên các NHTM đã chuyển qua áp dụng chế độ lãi suất thả nổi, khách hàng sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất, dẫn đến tác động tiêu cực tới khả năng thực hiện cam kết dịch vụ NH của KH, tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Do áp lực lạm phát, cùng với sự biến động mạnh của giá vàng, USD trong khi lãi suất vay VND cao so với khả năng sinh lời của khu vực sản xuất vật chất, lãi suất tín dụng USD lại thấp, dẫn đến thị trường ngoại hối bị đẩy lên, hệ thống NHTM đứng trước các rủi ro tỷ giá khi tỷ giá USD/VND lại chịu áp lực rất lớn từ thâm hụt cán cân vãng lai, từ nhập siêu, từ lạm phát cao và dòng vốn vảo không ổn định.
Thứ ba: Hiện nay, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tới 70 - 80% tổng
nguồn vốn huy động, thậm chí đối với một số NHTM, tỷ trọng này lên tới 90%, trong khi đó cho vay trung dài hạn thường chiếm khoảng 30% - 40% tổng dự nợ, thì vấn đề rủi ro thanh khoản rất dễ nảy sinh. Rủi ro thanh khoản luôn thường trực với các NHTM gia tăng nguy cơ làm giảm CLTD của SHB. Bên cạnh đó, những năm gần đây do lạm phát cao, chính phủ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới mức 20%. Điều này gây áp lực rất lớn đến thanh khoản của nền kinh tế và của SHB.
Thứ tư: Nợ xấu và xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề nóng, khi tỷ lệ nợ xấu
thực tế được cho là lớn hơn nhiều so với mức trên 3% tổng dư nợ mà NHNN công bố cuối tháng 8/2015. Bên cạnh đó, từ ngày 1/4/2012, NHNN sẽ chính thức công bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự nợ trong từng lĩnh vực. Hiện tại, ngoài các khoản trích lập dự phòng có sẵn tại các NH, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn chưa có lời giải cụ thể và sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống NH hiện nay và tương lai của các NH. Chính điều này làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cao, chất lượng tín dụng giảm ảnh hưởng đến toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
Thứ năm: Áp lực tái cơ cấu. Nhiều bất cập của hệ thống NH được bộc lộ trong
thời gian qua, thanh khoản yếu kém cùng với tình hình nợ xấu cao có nguy cơ gây rủi ro đến an toàn hệ thống khiến việc tái cơ cấu, cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống NH đã trở thành vấn đề cấp bách và khó có thể trì hoãn lâu hơn nữa. Áp lực sáp nhập NH dự kiến lên đến đỉnh điểm vào cuối năm đầu năm 2012 khi nhiều NH gặp khó khăn trầm trọng về thanh khoản đang rất cần tiền để trả nợ. NHNN cũng đã có sẵn hành lang pháp lý dành cho các hoạt động phá sản, sáp nhập NH thông qua việc ban hành Thông tư 34/2011/TT-NHNN về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng. Sự yếu kém trong nội tại NH dẫn đến áp lực phải tái cơ cấu đang đặt ra thách thức cho các tổ chức này trước 2 lựa chọn hoặc phải tìm đối tác sáp nhập để nâng cao nặng lực tài chính hoặc chấp nhận giải thể. Vì vậy, hoạt động TD của SHB và các NHTM có xu hướng tăng trưởng thấp và chịu sự kiểm tra giám sát của NHNN.
Thứ sáu: Áp lực phải nâng cao năng lực tài chính: Chủ trương nâng cao năng
lực tài chính, hiệu quả hoạt động của hệ thống NH Việt Nam đã được Nghị định 141/2006/NĐ-CP khi Chính phủ đặt ra lộ trình tăng vốn pháp định của các NH lên mức 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn pháp định lên mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và mức 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng. NHNN cũng liên tục đưa ra những quy định buộc các NH phải nâng cao tiêu chuẩn an toàn hoạt động và khả năng thanh khoản, về trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể, các tiêu chuẩn về CAR, tỷ lệ cấp tín dụng,…. Quá trình thực hiện những quy định trên đã bộc lộ nhiều yếu kém của hệ thống NH Việt Nam khi không phải tất cả các NH đều đáp ứng được yêu cầu của NHNN. Chính các quy định trên buộc các NHTM phải đảm bảo hoạt động TD an toàn, sinh lời hạn chế rủi ro.