Bên cạnh những nhân tố khách quan mà ngân hàng không thể kiểm soát được thì chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN phụ thuộc chính vào các tố chủ quan phát sinh từ chính hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm các yếu tố:
a. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng: Là hệ thống những biện pháp được ngân hàng quy định liên quan đến việc gia tăng hoặc hạn chế các khoản tín dụng để đạt được mục tiêu
đã hoạch định của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN sẽ phụ thuộc vào chính sách tín dụng ngắn hạn của ngân hàng áp dụng riêng đối với các DNVVN. Nếu ngân hàng có mục tiêu tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN, các chính sách đưa ra sẽ hỗ trợ tối đa cho đối tượng này. Chất lượng tín dụng ngắn hạn có đảm bảo hay không phụ thuộc vào những chính sách tín dụng ngắn hạn mà lãnh đạo ngân hàng xây dựng, ban hành. Nếu chính sách đưa ra không phù hợp, quá chú trọng tăng trưởng mà giảm thiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro, thì chất lượng tín dụng ngắn hạn suy giảm là điều tất nhiên. Do đó khi xây dựng các chính sách tín dụng, ngân hàng cần coi trọng vấn đề bảo đảm an toàn tín dụng, coi đây là một mục tiêu quan trọng phân tán hạn chế rủi ro, tuân thủ các quy định của pháp luật.
b. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng: Là những quy định trong quá trình cho vay, thu nợ mà nhân viên ngân hàng phải tuân thủ nhằm bảo đảm an toàn cho vốn tín dụng. Những quy định này phải tuân thủ từ khi thẩm định khách hàng, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay và kết thúc là giai đoạn thu hồi khoản vay.
Chất lượng tín dụng sẽ phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban liên quan trong quy trình tín dụng. Mỗi bước trong quy trình tín dụng nếu không đảm bảo sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng. Nếu khâu thẩm định không đưa ra quyết định đúng, không đề ra các biện pháp kiểm soát hạn chế rủi ro thích hợp thì chất lượng của khoản tín dụng khó đảm bảo. Tuy nhiên nếu khâu thẩm định tốt, khâu giải ngân không tuân thủ các điều kiện phê duyệt, không hoàn thiện tốt việc quản lý TSĐB thì rủi ro vẫn xảy ra. Sau khi giải ngân cho KH, ngân hàng phải liên tục kiểm tra, giám sát tình hình của khoản tín dụng đã cấp được sử dụng như thế nào. Nếu việc giám sát là sát sao thì ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những rủi ro để đưa ra những can thiệp, điều chỉnh cần thiết. Như vậy sẽ chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện. Nếu ngân hàng có những biện pháp xử lý nợ kịp thời, hiệu quả thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra, nhờ đó chất lượng tín dụng ngắn hạn vẫn đảm bảo.
c. Công tác tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực
Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng là các quy định ngân hàng đặt ra để đảm bảo chất lượng tín dụng nhưng chúng chỉ hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng khi những người thực hiện tuân thủ và có ý chí hạn chế rủi ro tối đa cho ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực, tư cách, trình độ các cán bộ làm việc liên quan đến tín dụng sẽ quyết định trực tiếp và rõ ràng nhất đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Do các hoạt động có tính quyết định đến chất lượng tín dụng ngắn hạn như thẩm định, đánh giá khách hàng, phê duyệt cho vay đều do con người là nhân tố then chốt quyết định. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn nói chung, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân sự là yếu tố then chốt để có thể đưa ra các quyết định tín dụng chính xác, đưa ra các giải pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro tích cực, đảm bảo đối phó linh hoạt khi các tình huống tín dụng bất ngờ xảy đến.
Bên cạnh chất lượng nguồn nhân lực thì quy trình hợp tác giữa các phòng ban trong ngân hàng liên quan đến tín dụng là yếu tố quan trọng để hoạt động cấp tín dụng được thông suốt. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, sự thống nhất trong hoạt động từ lãnh đạo ngân hàng đến từng phòng ban, cán bộ thực hiện sẽ tạo ra tính chủ động của ngân hàng trong các giao dịch với khách hàng, tạo ra uy tín của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút các khách hàng tốt quan hệ lâu dài, đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngoài ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bô phận sẽ giúp việc quản lý các khoản tín dụng ngắn hạn một cách sát sao, kịp thời và hiệu quả.
d. Công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích, xử lý thông tin, số liệu tài chính, phương án kinh doanh của khách hàng để đưa ra quyết định tài trợ, cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng tín dụng. Công tác thẩm định tín dụng nếu không chính xác: Quyết định từ chối phương án kinh doanh khả thi hay đồng ý cấp tín dụng phương án kinh doanh không hiệu quả, nhiều rủi ro… đều
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung của ngân hàng cũng như tác động đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng.
Công tác thẩm định tín dụng cần khách quan, thận trọng, chính xác nhưng phải kịp thời đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Với đối tượng KH là các DNVVN thường có tình hình tài chính thiếu minh bạch, khả năng định hướng kinh doanh dài hạn hạn chế, chất lượng thẩm định phụ thuộc lớn vào năng lực, kinh nghiệm, khả năng thu thập thông tin, sự khách quan trong công việc của cán bộ thẩm định.
dđ. Công tác thanh kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Trong quá trình cấp tín dụng, do chủ quan hoặc khách quan mà hồ sơ tín dụng có thể có những sai sót ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng tín dụng. Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ là một trong những nghiệp vụ thiết yếu giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Sau khi một khoản tín dụng được cấp, việc thanh tra kiểm soát sẽ giúp ngân hàng phát hiện ra những sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, những sai sót trong hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo từ đó ngân hàng có thể kịp thời sửa chữa, khắc phục, nâng cao hoạt động quản lý giám sát khoản vay. Việc khắc phục những sai sót khi khoản tín dụng vẫn đảm bảo, khách hàng vẫn hợp tác là rất quan trọng. Vì khi khoản tín dụng đã quá hạn, những sai sót sẽ rất khó sửa chữa do khách hàng không còn hợp tác, khi đó việc xử lý nợ sẽ trở nên nan giải, rủi ro mất vốn cao. Có thể nói công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ là tấm lưới hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
e. Thông tin tín dụng
Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN, ngân hàng cần có hệ thống thông tin tín dụng hữu hiệu để phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng. Các DNVVN hoạt động trong rất nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề có những đặc trưng khác nhau, những chỉ tiêu đánh giá vì thế sẽ khác biệt. Một nhân viên tín dụng không thể nắm rõ tất cả các sự khác biệt giữa các ngành nghề. Do đó việc ngân hàng xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ việc đánh giá DN trong những
ngành nghề khác nhau là rất cần thiết, hỗ trợ trực tiếp cho các bộ tín dụng nâng cao kiến thức và khả năng nhận định DN một cách chính xác.
Ngoài ra, thông tin tài chính của các DNVVN thường không minh bạch, do sự