Quá trình hình thành, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 48 - 92)

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –- Hà Nội (SHB) –- chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính tiền thân là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính. Chi nhánh chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 26/10/2007 trên cơ sở chuyển giao một số khách hàng thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) từ Phòng phát triển kinh doanh hội sở ngân hàng Habubank về chi nhánh quản lý.

Ngày 28/8/2012 SHB chính thức nhận sáp nhập ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) theo quyết định số QĐ 1559/QĐ-NHNN. SHB trở thành một trong những định chế tài chính lớn tại Việt Nam với số vốn điều lệ xấp xỉ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản xấp xỉ 120.000 tỷ đồng. Trụ sở chính của ngân hàng: Số 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bằng cách mở rộng quy mô, mạng lưới và năng lực, SHB đã đạt được mục tiêu trở thành một trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Cũng từ ngày 28/08/2012, Chi nhánh chính thức trở thành một thành viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). Tổng số nhân viên của chi nhánh hiện tại là 70 người, với hai phòng giao dịch trực thuộc là: Phòng giao dịch Trung Yên và Phòng giao dịch Khương Trung. Trụ sở chính ngân hàng: Tầng 1, toà nhà 17T1 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tiền thân là một chi nhánh của Habubank, Chi nhánh đã phải trải qua giai đoạn khó khăn trước và trong quá trình sáp nhập khi Habubank bị NHNN kiểm soát đặc biệt. Trong giai đoạn đầu năm 2012, chi nhánh gần như ngừng toàn bộ việc giải ngân cho khách hàng mới, việc giải ngân cho các KH cũ cũng gặp rất nhiều khó khăn và chậm trễ. Điều này dẫn đến các KHDN hoạt động tốt và ổn định không thể

tiếp tục quan hệ với chi nhánh, dư nợ với các DN tốt giảm dần trong khi các DN yếu gặp giai đoạn thị trường khó khăn, ngân hàng không thể hỗ trợ, dư nợ chuyển sang tình trạng khó đòi. Chất lượng tín dụng ngắn hạn của DNVVN của chi nhánh giảm đi rõ rệt.

Sau quá trình sáp nhập, SHB Trung Hòa Nhân Chính xác định hướng đi cho mình là tập trung vào đối tượng khách hàng vừa và nhỏ cũng như hộ gia đình có thu nhập ổn định. Qua 9 năm hoạt động (từ năm 2007) SHB Trung Hòa Nhân Chính đã trải qua giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng cũng như những ảnh hưởng của quá trình sáp nhập, Chi nhánh đang đứng trước thách thức lớn về chất lượng tín dụng giảm, tỷ lệ nợ xấu cao. Nhưng toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo ngân hàng đang cố gắng cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này để chi nhánh ngày càng một lớn mạnh hơn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phân quyền giám đốc chi nhánh

Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay tại chi nhánh như hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại SHB Trung Hòa Nhân Chính

Ban giám đốc Phòng KHDN Phòng ngân quỹ P.Thanh toán quốc tế Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng Thẻ Các phòng giao dịch P.khách hàng cá nhân Phòng kế toán P.dịch vụ KH P.hành chính quản trị Phòng CN thông tin

Hiện tại, chi nhánh có 10 phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch trực thuộc với đội ngũ nhân sự 70 người. Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc trong đó 01 phó giám đốc phụ trách mảng kế toán, huy động, kho quỹ, hành chính tổng hợp; 01 phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng doanh nghiệp.

Ngoài các phòng ban trên, tại chi nhánh còn có 3 phòng ban thuộc hội sở làm việc tại chi nhánh bao gồm:

+ Phòng thẩm định trực thuộc Ban thẩm định tín dụng hội sở: Phụ trách công tác thẩm định tín dụng và định giá tài sản bảo đảm tại chi nhánh.

+ Phòng kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm toán hội sở: Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán mọi hoạt động của chi nhánh.

+ Phòng xử lý nợ thuộc Ban xử lý nợ hội sở: Phụ trách công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh.

Việc phòng thẩm định không phải chịu sự quản lý của giám đốc chi nhánh đã giúp việc đưa ra các ý kiến thẩm định được độc lập khách quan hơn, chất lượng tín dụng nhờ đó được nâng cao. Ngoài ra, việc phòng xử lý nợ làm việc trực tiếp tại chi nhánh là một bước cải thiện công tác xử lý nợ tại đơn vị. Phòng xử lý nợ là đầu mối triển khai đệ trình các giải pháp xử lý nợ tại chi nhánh lên Ban xử lý nợ Hội sở.

Phân quyền của giám đốc chi nhánh được thực hiện theo quyết định số 545/2017/ QĐ- TGĐ ban hành ngày 09/03/2015 chi tiết như sau:

STT Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng

Mức phê duyệt tôi đa Khách hàng Doanh nghiệp Khách hàng nhân

I Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đảm bảo bằng 100% giá trị giấy tờ có giá

1.1

Giấy tờ có giá do chính phủ, NHNN phát hành Tiền ký quỹ, Số dư TKTG, Sổ/ Thẻ TK, HĐTG, Kỳ Phiếu, Chứng chỉ tiền gửi do SHB phát hành

100 tỷ đồng 100 tỷ đồng

1.2

Sổ/ Thẻ TK, HĐTG, Kỳ Phiếu, Chứng chỉ tiền gửi do TCTD khác phát hành được SHB chấp nhận làm TSBĐ trong từng thời kỳ

100 tỷ đồng 100 tỷ đồng

11

Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụngcó bảo đảm đầy đủ bằng tài sảm theo quy định hiện hành của SHB (không bao gồm cấp tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều này)

2.1 Bảo lãnh dự thầu 50 tỷ đồng 50 tỷ đ

đồng 2.2 Cấp tín dụng không bao gồm bảo lãnh dự thầu (Bao

gồm tiết a, tiết b của Điểm này)

40 tỷ đồng 40 tỷ đồng

Cho vay, phát hành thư tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán, thấu chi tài khoản

Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán

Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của SHB và pháp luật

Các sản phẩm tín dụng hiện hành có quy định thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng (không phải sản phấm quy đình tại Mục III điều này)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2016

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong 02 năm trở lại đây, sau khi hoàn thiện công tác sáp nhập giữa Habubank và SHB, công tác huy động vốn của chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính đã đạt được những thành tựu đáng kể; nguồn vốn huy động giúp chi nhánh tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho vay. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SHB THNC giai đoạn 2013 đến T6/2016 TT Chỉ tiêu 31/12/13 31/12/14 31/12/15 30/06/15 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) I Tổng nguồn vốn 2.604 3.065 3.684 3.717 VNĐ 2.292 88 2.740 89 3.206 87 3.225 87 Ngoại tệ (qui đổi) 312 12 325 11 478 13 492 13 II Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH 2.604 3.065 3.684 3.717 Tiền gửi DN 1.172 45 1.461 48 1.525 41 1.531 41 Tiền gửi dân cư 1.432 55 1.603 52 2.159 59 2.186 59

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB –- CN THNC năm 2013 đến T6/2016)

Xét về quy mô, có thể thấy lượng vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm; lượng vốn huy động được năm 2014 tăng 17% so với năm 2013, năm 2015 tăng 20% so với năm 2014. Nguyên nhân là do sau quá trình sáp nhập, chi nhánh đã lấy lại được uy tín và niềm tin với người gửi tiền. Mặt khác, chi nhánh nằm trong khu vực dân cư có mức thu nhập cao, lượng tiền gửi tiết kiệm từ khu vực dân cư lớn. Về mặt khách quan, đây là giai đoạn thị trường BĐS trầm lắng, nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, thị trường chứng khoán ảm đạm, lượng tiền của người dân chủ yếu đưa vào hệ

thống ngân hàng dưới dạng tiền gửi do đó lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân trên toàn hệ thống có xu hướng tăng.

Về mặt cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là VNĐ. Vốn ngoại tệ giao động từ 11-13% tổng nguồn vốn và có sự ổn định qua các năm; trong đó 90% vốn ngoại tệ là từ nguồn tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân, tính ổn định cao.

Nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng trưởng rõ rệt qua các năm từ 1,275 tỷ đồng năm 2013 đã lên đến 2,142 tỷ đồng năm 2015 (tăng 67%) thể hiện chất lượng dịch vụ bán lẻ ngày càng được cải thiện. Nguồn tiết kiệm dân cư là các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, có tính ổn định cao, là cơ sở đảm bảo khả năng chủ động nguồn vốn cho vay ổn định của chi nhánh. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức không thể hiện sự tăng trưởng mạnh nhưng lại rất ổn định qua các năm, đây là nguồn vốn có chi phí huy động rẻ hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh.

2.3.1.2. Hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn trước khi Habubank sáp nhập với SHB, hoạt động tín dụng của chi nhánh THNC chủ yếu tập trung ở khối khách hàng thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Thời điểm 31/12/2013, dư nợ của các khách hàng thuộc Vinashin tại chi nhánh là 1.901 tỷ đồng, tương đương 82,33% dư nợ toàn chi nhánh thời điểm đó. Đến cuối năm 2013, tổng dư nợ giảm mạnh do 997 tỷ đồng dư nợ Vinashin đã được hoàn trả bằng trái phiếu của Vinashin có sự bảo lãnh của chính phủ. Dư nợ còn lại của nhóm KH Vinashin là 903 tỷ đồng và được duy trì từ năm 2014 đến nay không có gì biến động và đã được khoanh nợ theo chỉ đạo của chính phủ.

Do đó, để đánh giá chính xác tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh trong ba năm gần đây, cần tách dư nợ của khối Vinashin ra khỏi cơ cấu dư nợ.

Bảng 2.2. Phân nhóm dư nợ tín dụng của SHB Trung Hòa Nhân Chính từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2016 (không bao gồm dư nợ Vinashin)

Đơn vị: Tỷ đồng S TT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 T6/2016 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 333 309 754 733 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (%) -20 -7 144 -3 1 Theo thời hạn Ngắn hạn 210 63 173 56 450 60 334 46 Trung và dài hạn 123 37 136 44 303 40 399 54

2 Theo loại tiền

Cho vay bằng VNĐ 237 71 284 92 739 98 705 96 Cho vay bằng ngoại tệ

(quy đổi VNĐ) 96 29 25 8 15 2 28 4% 3 Theo loại KH KH doanh nghiệp 118 35 116 38 513 68 423 58 KH cá nhân 215 65 193 62 241 32 310 42 4 Theo nhóm nợ Nợ nhóm 1 250 75 250 81 694 92 672 92 Nợ nhóm 2 5 2 1 0 6 1 1 0 Nợ nhóm 3 -> nhóm 5 78 23 58 19 54 7 60 8

(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh SHB –- THNC năm 2013 đến T6/2016)

Qua bảng trên ta có thể thấy, trong năm 2013-2014 hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự suy giảm mạnh do đây là thời điểm thực hiện quá trình sáp nhập. Trong năm 2013 và 2014 chi nhánh tập trung vào các tác ổn định bộ máy và xử lý các khoản nợ quá hạn, hầu như không thực hiện giải ngân mới. Các KHDN có hoạt động tốt, ổn định cần nguồn vốn vay liên tục không thể cùng đồng hành cùng ngân

hàng, buộc phải tìm kiếm các ngân hàng khác. Sau giai đoạn này, những KHDN còn lại đa phần là những khách hàng yếu, một số đã chuyển nợ quá hạn. Hoạt động của chi nhánh chưa ổn định, tổ chức bộ máy có sự thay đổi liên tục. Trong giai đoạn này chi nhánh đã thay giám đốc chi nhánh 03 lần, các phòng kinh doanh có sự thay đổi nhân sự mạnh mẽ. Gần như toàn bộ đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng phòng KHDN và KHCN làm việc dưới thời Habubank nghỉ việc. Đến năm 2015, sau khi đội ngũ nhân sự đã ổn định, chi nhánh đã có sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, dư nợ KHDN tăng 342%, dư nợ KHCN tăng 24% so với năm 2014. Tuy nhiên đi kèm với tăng trưởng, chi nhánh vẫn đối mặt với sự gia tăng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 7%, có giảm so với giai đoạn trước tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì nợ quá hạn đã tăng lên ở mức 60 tỷ đồng. Đến T6/2016, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã tăng lên ở mức 8%, cao gấp gần ba lần tỷ lệ nợ xấu cho phép. Như vậy, có thể thấy sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chưa đảm bảo về chất lượng, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu.

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại SHB Trung Hòa Nhân Chính theo bảng trên có thể thấy:

- Dư nợ cho vay KHDN có xu hướng tăng rõ rệt trong giai đoạn 2013-2015 thể hiện sự phục hồi hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh tuy nhiên sự tăng trưởng chưa bền vững. Đến năm 2015, DN mới bắt đầu quan hệ với một số KHDN lớn, dư nợ của các KH lớn chiếm 45% tổng dư nợ đối với KHDN. Đối tượng KHDN chính tại chi nhánh vẫn là các DNVVN với dư nợ tín dụng dưới 30 tỷ đồng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng. Trong nhóm khách hàng cá nhân, mục đích vay vốn chủ yếu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán bất động sản, tiêu dùng. Từ đầu năm 2016, dư nợ cá nhân mua BĐS đang có xu hướng tăng do thị trường BĐS phục hồi, nhu cầu mua nhà ở thực tăng mạnh.

- Đồng tiền cho vay chủ yếu là VNĐ, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm qua các năm do các quy định cho vay ngoại tệ của NHNN ngày càng chặt chẽ, số lượng khách hàng đủ điều kiện vay ngoại tệ tại chi nhánh giảm. Đa số các KH tại chi nhánh không có hoạt động xuất khẩu, không có nguồn thu ngoại tệ do đó không đủ điều kiện vay ngoại tệ.

- Phần lớn dư nợ tín dụng của chi nhánh là nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 60%). Trong 3 năm gần đây, mặc dù tổng dư nợ tín dụng có thể thay đổi nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn, dài hạn trong tổng dư nợ không thay đổi nhiều. Đến T6/2016, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm trong khi dư nợ trung dài hạn có độ rủi ro cao có xu hướng tăng lên. Sự gia tăng dư nợ trung dài hạn phân bố đều ở cả khối KHCN và KHDN, trong đó chủ yếu là dư nợ liên quan đến BĐS: Cho KHDN vay xây dựng chung cư, cho KHCN vay mua nhà dự án.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có sự cải thiện rõ rệt qua các năm. Dưới đây là kết quả kinh doanh của chi nhánh sau khi loại trừ khối KH Vinashin.

Bảng 2.3. Kết quả HĐKD tại SHB Trung Hòa Nhân Chính từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Tốc độ tăng (%) 2015 Tốc độ tăng (%) T6/2016 Tổng thu nhập (1) 209.114 246.017 18% 387.114 57 216.784 Tổng chi phí (2) 211.205 246.537 17% 380,260 54 212.984 Lợi nhuận (3) = (1) - (2) (2.091) (520) 6.854 3.800

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB –- CN THNC năm 2013 đến 6/2016)

Năm 2013, chi nhánh rơi vào tình trạng thua lỗ do tỷ lệ nợ xấu lên đến 23%, thu từ các hoạt động dịch vụ suy giảm do trong năm chi nhánh hạn chế thực hiện giải ngân mới, các DN chuyển hoạt động thanh toán, chuyển tiền sang các ngân hàng khác. Sang đến năm 2014, tình hình khá hơn chi nhánh tìm kiếm khách hàng mới và bắt đầu giải ngân trở lại, xử lý được một số các khoản quá hạn, thu hồi 20 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 48 - 92)