Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 61 - 67)

V. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Quy trình cấp tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SHB

SHB –- Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

Đến nay ngoài sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động 24h đối với DNVVN mới được ban hành đi kèm các điều kiện chặt chẽ về tài sản đảm bảo thì SHB chưa có một quy trình cấp tín dụng ngắn hạn riêng cho đối tượng DNVVN, mà vẫn sử dụng quy trình tín dụng chung. Hiện tại SHB đang áp dụng quy trình tín dụng ban hành theo quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/03/2014 ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng của SHB. Các DNVVN được cho vay phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện về Quy định cho vay theo QĐ 69/QĐ-TGĐ ngày 27/01/2014 và Quy chế về cho vay theo quyết định số 13/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2014.

2.2.3.1 Các điều kiện cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các điều kiện chung:

- Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự; trường hợp KH vay vốn là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của pháp nhân thì phải được pháp nhân có văn bản ủy quyền vay vốn và phải chịu trách nhiệm trả nợ cho SHB khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay. Người đại diện tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích sử dụng tiền vay hợp pháp.

- Có dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi hiệu quả phù hợp với quy định của SHB và pháp luật.

- Có kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng từ BB trở lên theo hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ của SHB.

- Có khả năng về vốn, tài sản đảm bảo, hoạt động thường xuyên liên tục; có vốn tự có tham gia vào phương án; kinh doanh có hiệu quả, không có nợ nhóm 3 trở lên tại SHB và/hoặc các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm cho vay.

- Không thuộc các đối tượng không được cho vay theo quy định của SHB.

Giới hạn cho vay và mức cho vay

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của SHB. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của SHB. Trước khi sáp nhập, Habubank đã cho vay vượt quá giới hạn cấp tín dụng theo quy định đối với Vinashin và nhóm khách hàng có liên quan gây ra sự đổ vỡ của ngân hàng khi Vinashin gặp khó khăn.

- Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định cho vay, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc mức cho vay tuân thủ quy định về tỷ lệ cho vay tối đa và tỷ lệ vốn tham gia tối thiểu của KH đối với từng sản phẩm tín dụng cụ thể; tuân thủ quy định về tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị TSĐB theo quy định của SHB và không được vượt quá giới hạn cấp tín dụng theo quy định.

2.2.3.2. Các hồ sơ cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hồ sơ pháp lý:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư.

- Quyết định thành lập (nếu có).

- Các giấy tờ khác theo đặc thù doanh nghiệp như: Hợp đồng liên doanh/ Hợp đồng liên danh/ giấy phép kinh doanh có điều kiện/ chứng chỉ hành nghề/ đăng ký mã số xuất nhập khẩu.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính.

- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên chấp thuận việc đề nghị cấp tín dụng và thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng, ủy quyền đại diện vay vốn, ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm với ngân hàng.

- Giấy CMND hoặc hộ chiếu của giám đốc, kế toán trưởng. - Các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ cấp tín dụng

- Giấy đề nghị cấp tín dụng.

- Tài liệu, báo cáo về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ít nhất 3 năm gần nhất. Trường hợp khách hàng mới hoạt động dưới 3 năm thì phải có báo cáo tài chính từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất.

- Bảng kê chi tiết các khoản mục: Phải thu, phải trả, hàng tồn kho và các khoản mục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính đến thời điểm thẩm định cho vay.

- Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng khoản tín dụng.

- Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, L/C và các khoản tín dụng khác tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến thời điểm vay vốn.

- Các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ tài sản bảo đảm:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản. - CMND và sổ hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản. - Các tài liệu khác có liên quan.

2.2.3.3. Quy trình cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình tín dụng hiện đang được áp dụng tại SHB Trung Hòa Nhân Chính cũng như toàn bộ hệ thống SHB gồm 06 bước:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ khách hàng

Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) sẽ là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ thủ tục vay vốn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp của hồ sơ vay vốn với qui định hiện hành của SHB.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng

- Cán bộ QHKH trực tiếp thụ lý hồ sơ, thẩm tra thực tế khách hàng, tài sản đảm bảo, phương án cấp tín dụng. Nếu cán bộ và lãnh đạo phòng QHKH đồng ý cấp tín dụng cho KH thì sẽ tiến hành thực hiện các bước thẩm đinh duyệt vay. Cán bộ QHKH sẽ đề nghị bộ phận định giá thực hiện thẩm định giá Tài sản đảm bảo; thực hiện chẩm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trình phòng thẩm định và cấp phê duyệt chấm điểm xếp hạng.

- Sau khi thực hiện các bước đánh giá trên, cán bộ QHKH lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng trình lên lãnh đạo phòng QHKH phê duyệt.

- Sau khi tờ trình được lãnh đạo phòng QHKH phê duyệt sẽ được chuyển lên phòng thẩm định tại chi nhánh thực hiện thẩm định. Bộ phận thẩm định tại chi nhánh xem xét khoản vay một cách độc lập, đưa ra ý kiến độc lập dựa trên quan điểm và đánh giá riêng không chịu chi phối của phòng QHKH. Ý kiến của phòng thẩm định được đưa ra trong tờ trình thẩm định trình lãnh đạo chi nhánh xem xét.

- Sau đó sẽ xảy ra xảy ra 01 trong 02 trường hợp: (1) trong phạm vi phân quyền và được uỷ quyền của chi nhánh; và (2) vượt thẩm quyền của chi nhánh.

Trường hợp (1): Trong phạm vi phân quyền và được uỷ quyền của SHB Trung Hòa Nhân Chính.

 Hồ sơ sẽ được chuyển cho giám đốc chi nhánh quyết định. Phòng thẩm định sẽ thông báo kết quả phê duyệt cho phòng QHKH và các đơn vị liên quan.

Trường hợp (2): vượt thẩm quyền của đơn vị.

 Trong trường hợp hồ sơ vượt quá thẩm quyền của đơn vị, toàn bộ hồ sơ tín dụng có chữ ký của cán bộ QHKH, Trưởng (phó) phòng QHKH, chuyên viên thẩm

định, trưởng phòng thẩm định và thủ trưởng đơn vị sẽ được chuyển đến ban thẩm định tại hội sở chính để tái thẩm định khoản vay. Như vậy, khi khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của đơn vị, khoản vay sẽ phải trải qua 2 lần tái thẩm định.

 Khi hồ sơ được trình lên Ban thẩm định tín dụng, Ban thẩm định sẽ thực hiện thẩm định và trình phê duyệt lên Hội đồng quản trị/Hội đồng tín dụng/ Tổng giám đốc/người được ủy quyền. Trong quá trình thẩm định, ban TĐTD có thể yêu cầu Trung tâm thẩm định tài sản Hội sở thực hiện thẩm định lại giá trị TSĐB.

 Sau khi Hội đồng quản trị/Hội đồng tín dụng/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xét duyệt. Ban TĐTD tại HO sẽ thông báo két quả (phê duyệt) tín dụng cho đơn vị kinh doanh.

- Cán bộ QHKH thông báo đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. - Trường hợp được đồng ý cấp tín dụng, phòng QHKH bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền (nếu có), bàn giao hồ sơ cho phòng hỗ trợ tín dụng. Thực hiện các thủ tục đề nghị phòng dịch vụ khách hàng mở tài khoản, cấp mã khách hàng.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng

- Cán bộ QHKH chuyển toàn bộ hồ sơ cho cán bộ hỗ trợ tín dụng để lập Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.

- Lãnh đạo đơn vị kinh doanh thực hiện ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm với khách hàng và bên bảo đảm. Phòng hỗ trợ tín dụng nhân hồ sơ gốc TSĐB, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

- Phòng HTTD và phòng Ngân quỹ phối hợp nhập kho hồ sơ (gốc) TSBĐ, tạo thông tin TSBĐ trên hệ thống và lưu hồ sơ.

- Phòng HTTD và phòng DVKH nhập dữ liệu, khai báo thông tin quản lý nhóm khách hàng liên quan

Bước 4: Giải ngân.

Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp với điều kiện của Hợp đồng

tín dụng. Cán bộ QHKH lập tờ trình giải ngân trình giám đốc chi nhánh xét duyệt. Bộ phận hỗ trợ tín dụng (HTTD) hạch toán giải ngân cho khách hàng.

Bước 5: Kiểm tra giám sát sau cho vay gồm hai giai đoạn:

Kiểm tra ngay sau giải ngân (kiểm tra mục đích sử dụng vốn): Được tiến hành sau 3-5 ngày đối với giải ngân bằng tiền mặt, không quá 10 ngày đối với giải ngân bằng chuyển khoản.

Kiểm tra tín dụng định kỳ (kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng): Đối với các khoản vay ngắn hạn 3 tháng/lần, đối với khoản vay trung dài hạn 6 tháng/lần.

Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hiện trạng và giá cả của tài sản đảm bảo, kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng.

Đối tượng tham gia giám sát sau vay: Cán bộ QHKH và cán bộ HTTD. Cán bộ QHKH phối hợp với cán bộ định giá tài sản thực hiện định giá định kỳ tài sản theo quy định.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải toả tài sản bảo đảm.

Hợp đồng tín dụng được thanh lý khi người vay trả hết nợ vay ngân hàng, bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí (nếu có), thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân hàng theo cam kết.

Ngoài ra, sau khi khoản vay được giải ngân, bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm toán, làm việc tại chi nhánh sẽ thực hiện kiểm tra kiểm soát hồ sơ tín dụng, phát hiện những lỗi trong hồ sơ, gây ra rủi ro cho ngân hàng, yêu cầu chi nhánh giải đáp, khắc phục, đảm bảo an toàn khoản vay. Trước khi sáp nhập, tại chi nhánh không có bộ phận kiểm toán nội bộ do đó cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát sau vay không được coi trọng.

Theo quy trình này, tại phòng thẩm định chi nhánh sẽ có cán bộ định giá tài sản, thực hiện định giá TSBĐ cho các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, thực tế tại các chi nhánh chưa có cán bộ ĐGTS. Việc định giá do cán bộ thẩm định

chịu trách nhiệm, những cán bộ này thường không được đào tạo về định giá, do đó công tác định giá còn thiếu chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 61 - 67)