Thứ nhất, M&A giúp các doanh nghiệp logistics tăng thị phần trong ngành, giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Thị trường logistics hiện nay đang ngày càng phát triển, tuy nhiên phần lớn thị phần lại nằm trong tay các tập đoàn lớn, những doanh nghiệp còn lại đều phải nỗ lực để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. M&A sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt sự cạnh tranh khi một doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với chính đối thủ của mình. Sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp sẽ khiến các nguồn lực gia tăng, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, ví dụ hãng tàu có thể mở
thêm tuyến phục vụ ở những nước mà trước đây chưa có mạng lưới kết nối, đặc biệt đối với các thương vụ M&A theo chiều dọc.
Thứ hai, M&A sẽ là quá trình giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác được nhiều nhóm khách hàng hơn. Đối với các thương vụ M&A theo chiều ngang, doanh nghiệp logistics sẽ có thêm nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ mà trước đây doanh nghiệp chưa cung cấp.
Thứ ba, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau M&A có thể tận dụng cơ sở hạ tầng, mạng lưới, phương tiện vận chuyển của đối tác ở một thị trường khác, không cần những chi phí phát sinh cho việc mở rộng thị trường.
SƠ KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động M&A bao gồm khái niệm, phân loại và lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp. Dựa vào các yếu tố cấu thành của thị trường, người viết đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá hoạt động M&A tại một thị trường bao gồm: số lượng và giá trị các thương vụ M&A, hoạt động M&A theo lĩnh vực kinh doanh và nhận định về xu hướng hoạt động M&A chung của thị trường. Người viết cũng đưa ra những thông tin chung về ngành logistics cũng như tầm quan trọng của M&A đối với các doanh nghiệp logistics. Đây sẽ là những lý thuyết để tạo cơ sở cho việc phân tích thực trạng ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP