Số lượng và giá trị thương vụ M&A trong ngành logistics trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 39 - 41)

giới giai đoạn 2013-2018

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, hoạt động đầu tư vào ngành logistics trên thế giới giảm đi rõ rệt, điều này tạo động lực thúc đẩy các cuộc sáp nhập lớn như UPS và TNT Express. Trong giai đoạn từ 2008 – 2018, hoạt động M&A cũng được phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực vận tải, giao nhận và 3PL nhằm tăng khả năng thâm nhập thị trường. (Mirko Dier, 2012)

Nguồn: M&A in the transport and logistics industry (PwC, 2018) Bảng 2.1 thể hiện thông tin về số lượng và giá trị các giao dịch M&A trong ngành logistics trên thế giới trong giai đoạn 2013 – 2018. Nhìn chung, nửa đầu năm 2018, họat động M&A đã phát triển mạnh so với thời điểm 5 năm trước đó.

Về số lượng, thống kê cho thấy con số tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2013 trên thế giới có tổng cộng 202 thương vụ M&A. Theo Jeff Berman (2014), số lượng giao dịch M&A ngành logistics trong quý IV năm 2013 tăng mạnh so với các quý trước do việc mở rộng kinh tế và công nghiệp toàn cầu. Trong thời điểm này, việc định giá các doanh nghiệp để mua lại vẫn ở mức cạnh tranh cao và tập trung vào việc mua lại cơ sở hạ tầng. Tiếp theo đà tăng trưởng cuối năm 2013, đến năm 2014, con

Bảng 2.1 Số lượng và giá trị các hoạt động M&A trong ngành logistics trên thế giới giai đoạn 2013 - 2018

2013 2014 2015 2016 2017 Quý I, II 2018 Số lượng 202 229 239 237 283 111 Tổng trị giá (tỉ USD) 75 89,1 183,8 120 134,2 71,7 Giá trị giao dịch trung bình (triệu USD) 371,3 389 769,2 506,1 474,1 646,1

số này tăng lên đến 229 thương vụ.

Năm 2015, có tổng số 239 thương vụ M&A đã diễn ra, trong đó có thể kể đến các giao dịch lớn như Kuehne & Nagel AG của ReTrans Inc., một doanh nghiệp chuyên vận tải đa phương thức của Hoa Kỳ. Hoạt động M&A xuyên biên giới thật sự khởi động khi DSV AS – một doanh nghiệp được xếp hạng trong 10 công ty logistics lớn toàn cầu đã hoàn thành việc mua lại công ty UTi Worldwide Inc. Kerry Logistics Ltd của Hoa Kỳ (Lorreta Chao, 2016).

Năm 2016, số lượng các giao dịch ở mức tương đương năm 2015, với 237 thương vụ và tiếp tục tăng lên vào năm 2017. Trong năm 2017, tình hình hoạt động M&A logistics cũng có nhiều biến động. Số lượng các giao dịch tăng lên ở quý 2 nhưng có phần giảm nhẹ ở quý 3. Cụ thể, số lượng hoạt động M&A ở quý 3 giảm 4% so với quý 2, nhưng lại tăng 15% so với cùng kỳ năm trước (PwC, 2017).

Tính đến nửa đầu năm 2018, hoạt động M&A ngành logistics vẫn ở mức ổn định so với năm 2017 với tổng số 111 thương vụ. Theo PwC, trong 6 tháng đầu năm 2018, đã có 13 thương vụ lớn được thông báo trên thị trường.

Về giá trị, bảng 2.1 cho thấy, năm 2013 tổng giá trị M&A trong ngành logistics toàn cầu đạt 71 tỉ USD, tương đương giá trị trung bình của một giao dịch vào khoảng 371,3 triệu USD. Trong một báo cáo của PwC cũng chỉ ra rằng quý IV năm 2013, giá trị giao dịch M&A logistics tăng cao hơn 100% và cả năm có 185 giao dịch có giá trị từ 50 triệu USD trở lên (Jeff Berman, 2014).

Năm 2014, giá trị trung bình của giao dịch M&A logistics tăng lên và đạt mức 389 USD. Đến năm 2015, con số này tiếp tục tăng lên gần như gấp đôi với giá trị trung bình đạt 769,2 triệu USD. Trong quý IV năm 2015, giá trị các thương vụ M&A đã dần được khôi phục và tăng trưởng. Các giao dịch mua lại quy mô lớn năm 2015 có thể kể đến như FedEx Corp NV mua lại XPO Logistics với trị giá lên tới 4,8 tỷ USD và 3 tỷ USD của Con-way Inc. đã đẩy tổng giá trị giao dịch tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Ở giai đoạn này, mức độ tăng trưởng kinh tế đang bị siết chặt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, do đó các doanh nghiệp logistics càng cần thúc đẩy hoạt động M&A để phát triển hoạt động kinh doanh. Thời điểm này, thị trường Hoa Kỳ đặc biệt thu hút nguồn đầu tư nhờ lãi suất thấp và các doanh nghiệp nội địa đang có

nhu cầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, số lượng và trị giá giao dịch lại đạt mức cao nhất ở châu Á với 120 giao dịch và trị giá hơn 96 tỷ USD. Điển hình là tại thị trường Trung Quốc vào thời điểm này, nền kinh tế chung đang suy giảm dẫn đến các doanh nghiệp được định giá khá thấp, tạo cơ hội thúc đẩy hoạt động M&A. (Lorreta Chao)

Tuy nhiên, số liệu bảng 2.1 cho thấy, năm 2016 giá trị của các thương vụ M&A trong logistics có sự giảm nhẹ, đạt trung bình 474,1 triệu USD. Nếu trước đó, vào cuối năm 2015, thị trường logistics đã xuất hiện các giao dịch M&A với trị giá lớn làm tăng giá trị trung bình thì năm 2016, hoạt động M&A diễn ra chủ yếu ở thị trường mới nổi và đang phát triển như châu Á, châu Đại Dương, do đó, giá trị trung bình của thương vụ M&A giảm xuống. (Jeff Berman, 2017). Một số thương vụ M&A có giá trị lớn trong năm 2016 có thể kể đến như Continental Rail và Train Travel với 36.606,2 USD; Apex và Kerry Logistics Network với 172,4 USD (Todd McMahon & Peter Asiaf, 2017).

Năm 2017, mặc dù số lượng giao dịch tăng nhưng tổng giá trị M&A trong ngành logistics tiếp tục giảm xuống 120 tỉ USD và trung bình 474,1 triệu USD. Nửa năm đầu 2018, giá trị M&A đã có xu hướng tăng lên và đạt trung bình 646,1 triệu USD. Nhìn chung, về số lượng và giá trị hoạt động M&A trong ngành logistics có biến động trong giai đoạn từ năm 2013-2018, nhưng có xu hướng tăng dần. Trong vòng 5 năm, giá trị trung bình của một thương vụ M&A đã tăng lên gần gấp đôi (371,3 triệu USD năm 2013 và 646,1 triệu USD nửa đầu năm 2018). Có thể thấy, bên cạnh sự phát triển của ngành logistics, những lợi ích của M&A đã góp phần làm hoạt động M&A ngành logistics trong thị trường thế giới ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)