Xu hướng chung về hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 45 - 46)

thế giới

Như đã phân tích ở chương I, logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên vật liệu (đầu vào) và sản phẩn cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Quá trình này làm cho hoạt đông cung ứng dịch vụ logistics có tính chiều sâu hơn, ví dụ như tăng khả năng thực hiện các gói dịch vụ logistics với giải pháp công nghệ thông tin cụ thể, hay tăng kỹ năng giao dịch và phục vụ trong môi trường logistics toàn cầu. Thông qua M&A, nhà cung ứng dịch vụ logistics có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách bổ sung năng lực cung ứng và các gói dịch vụ đa dạng được yêu cầu bởi doanh nghiệp và chủ hàng, mà không cần hình thành nên một danh mục đầu tư mới. Nhờ đó, doanh nghiệp logistics có thể đưa ra chuỗi dịch vụ hỗn hợp, với giá trị gia tăng và khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu. Nhìn chung, hoạt động M&A trong ngành logistics đã và đang diễn ra với những xu hướng sau đây:

Thứ nhất, M&A trong ngành logistics tăng dần cả về số lượng và giá trị. Theo kết quả cuộc điều tra của trường Đại học Northeastern ở Boston (Mỹ), 40 giám đốc điều hành ở các công ty dịch vụ logistics dự đoán rằng với đặc điểm quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, thì xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp

trong ngành trên phạm vi trong nước và quốc tế đều sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Mức độ gia tăng các giao dịch M&A quốc tế sẽ chiếm ưu thế hơn bởi tính toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. (Hoàng Tùng, 2014)

Thứ hai, các thương vụ M&A xuyên quốc gia sẽ chiếm tỉ lệ lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường mới sẽ có thể nhanh chóng tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa nhờ vào M&A xuyên quốc gia. Điều này giúp họ giảm được nhiều chi phí gia nhập thị trường so với việc bắt đầu xây dựng từ đầu. Cụ thể, các công ty nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế nên có lợi thế và thâu tóm được dịch vụ logistics quốc tế.

Thứ ba, các hãng vận chuyển lớn có xu hướng mua lại những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL. Theo Chuyên gia Trần Chí Dũng – Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics toàn cầu đưa ra nhận định rằng, M&A trong ngành logistics trên thế giới sẽ là một xu hướng tất yếu đi cùng với sự phát triển của thị trường nhằm tạo ra những giá trị phù hợp cho các bên tham gia M&A. Đối với các hãng vận chuyển lớn, việc M&A có thể đi theo hướng thành lập các tổng đại lý của hãng (GSA) để cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như hải quan, giao nhận, … để có thể bổ trợ thêm cho những dịch vụ hiện có. Tương tự ý kiến này, Chuyên gia Trương Tấn Lộc – Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho rằng, hiện nay các hãng tàu lớn như Maersk, CMA CGM đang có xu hướng mua lại các công ty kinh doanh ở lĩnh vực 3PL hoặc vận tải nội địa như Damco, CEVA Logistics nhằm mở rộng dịch vụ, khai thác tối đa lợi thế địa phương và tăng thị phần trên thị trường logistics.

2.2. Một số thương vụ tiêu biểu về mua lại và sáp nhập trong ngành logistics trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)