Tình hình hoạt động M&A trong ngành logistics trên thị trường thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 41 - 45)

lĩnh vực kinh doanh

2.1.2.1. Vận tải hàng không và dịch vụ logistics (Air freight and Logistics)

Vận tải hàng không là vô cùng cần thiết cho hoạt động kinh doanh toàn cầu và dịch vụ du lịch nhờ vào sự kết nối trong mạng lưới vận tải trên toàn thế giới. Biểu đồ 2.1 thể hiện số lượng M&A trong ngành logistics nói chung trên thế giới, trong đó có thể thấy hoạt động M&A trong lĩnh vực hàng không và dịch vụ logistics diễn ra khá tích cực từ năm 2008 – 2018.

Có thể thấy, số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực hàng không xếp thứ hai trong ngành logistics nói chung, chỉ sau đường bộ và nội địa. Từ năm 2008 đến năm 2012, số lượng này có sự biến động không đồng đều. Cụ thể, năm 2008 đã có 46 thương vụ diễn ra, sau đó giảm xuống qua các năm 2009, 2010, 2011. Đến năm 2012, con số này đã tăng trở lại và đạt 55 thương vụ. Sự biến động này có thể do anh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Giai đoạn 2013 – 2017, số lượng thương vụ M&A được duy trì ở mức độ ổn định và đạt cao nhất vào năm 2015 với tổng số 51 thương vụ. Năm 2018, tính đến ngày 31/07, với tổng số 30 thương vụ, lĩnh vực hàng không và dịch vụ logistics đang dẫn đầu trong ngành về số lượng thương vụ M&A.

Bảng 2.2 thể hiện thông tin của một số thương vụ M&A hàng không và dịch vụ logistics năm 2017. Đây là các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp là các hãng hàng không, các công ty kinh doanh cước vận tải hàng không, và các dịch vụ logistics như kho bãi, hải quan, …

Biểu đồ 2.1 Số lượng thương vụ M&A ngành logistics trên thế giới giai đoạn 2008 – 2018 46 27 33 43 55 37 48 51 48 43 30 7 8 5 10 9 7 12 13 5 3 4 18 5 14 13 12 14 5 12 8 8 11 80 62 80 97 107 101 77 86 51 60 29 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

2.1.2.2. Vận tải đường sắt (Railroad)

Khi nhiều hình thức ra đời mang đến nhiều tiện lợi hơn thì vận chuyển đường sắt càng trở nên ít được ưa chuộng. Tuy nhiên dù ra đời từ rất lâu và không còn là lựa chọn tốt nhất nhưng vận chuyển đường sắt vẫn là hình thức dường như không thể thiếu trong hoạt động vận chuyển.

So với các phương thức vận tải hàng hóa khác trên thị trường thì vận chuyển đường sắt có độ an toàn cao cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ít bị mất mát hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra vận chuyển đường sắt còn ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài khi di chuyển. Một số loại hàng hóa đặc thù vẫn sử dụng vận chuyển đường sắt là chủ yếu, mà khó có thể thay thế bằng các phương thức mới hiện nay. Nhà nước vẫn đang có sự đầu tư đúng mức và quan tâm nhất định đến vận chuyển đường sắt khi hệ thống đường sắt đã hoàn thiện trong mạng lưới giao thông vận tải.

Đường sắt có năng lực vận chuyển hàng hóa cao hơn so với đường bộ và đường hàng không nhiều lần, về tiêu hao nguyên liệu lại thấp hơn nhiều lần. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng thông qua các đường ray có một lịch sử phát triển lâu đời. Theo Biểu đồ 2.1, số lượng M&A trong lĩnh vực đường sắt chiếm ít nhất trong ngành logistics. Trong suốt giai đoạn 2008 – 2018, con số cao nhất trong số lượng các thương vụ

Ngày thông báo

Bên bị mua lại

Bên mua

lại Hoạt động kinh doanh

17/08/2017 Unitrans

Quick International

Courier

Cung cấp dịch vụ logistics quốc tế

17/08/2017

United Global Logistics

RoadOne Cung cấp mạng lưới cước vận chuyển và giải pháp logistics

18/07/2017 IDEAL Logistics

Transport Guibault

Cung cấp chuỗi cung ứng, logistics và kho bãi 28/04/2017 Northe Star Air The North West company

Cung cấp dịch vụ vận tải hàng không cho hành khách, hàng hóa, nhiên liệu 06/04/2017 Postal Express General logistics Dịch vụ vận chuyển, giao nhận và logistics

Bảng 2.2 Một số thương vụ M&A hàng không và dịch vụ logistics năm 2017

M&A ngành đường sắt chỉ đạt 13 thương vụ năm 2015.

Năm 2018, có hai thương vụ lớn trong lĩnh vực vận tải đường sắt diễn ra ở châu Âu. Thứ nhất là cuộc M&A giữa hai hãng đường sắt cao tốc Italo SpA và Nuovo Transporto Viaggiatori (NTV) với trị giá 2,45 tỉ USD. Thương vụ này được xem như biểu mẫu cho việc đầu tư vào lĩnh vực vận tải đường sắt ở châu Âu (PwC, 2018). Nhìn chung, hoạt động M&A trong lĩnh vực vận tải đường sắt vẫn còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.2.3. Vận tải đường biển (Marine)

Biểu đồ 2.1 cho thấy số lượng M&A trong lĩnh vực vận tải biển biến động liên tục trong giai đoạn 2008 – 2018 và có xu hướng giảm. Năm 2008, đạt tổng số 18 thương vụ, sau đó tăng giảm không đều. Năm 2018, đến ngày 31/07, có 11 thương vụ đã diễn ra, tức là tăng lên 4 thương vụ so với cả năm 2017. Năm 2017 đặc trưng bởi các cuộc sáp nhập và các hiệp hội mới trong lĩnh vực vận tải biển. Do giá cước giảm, các hãng tàu đã tìm cách để tối ưu hóa hệ thống vận hàng nội bộ của mình, tiêu biểu là cuộc M&A giữa CMA CGM và CEVA Logistics để có thể đầu tư vào mạng lưới vận chuyển nội địa. (PwC, 2018)

Năm 2017, hãng tàu container lớn nhất châu Á là Cosco của Trung Quốc tuyên bố sẽ trả hơn 6 tỷ USD để mua lại đối thủ Orient Overseas - công ty sở hữu con tàu vận tải biển lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó, hãng tàu Moller-Maersk của Đan Mạch đang trong quá trình mua lại một đối thủ Đức. Maersk cũng sở hữu một đội gồm những con tàu khổng lồ, bao gồm một con tàu có thể chở 180 triệu máy tính bảng iPad.

2.1.2.4. Vận tải đường bộ và nội địa (Trucking)

Phương thức vận chuyển hàng hóa đường bộ là việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô, xe khách, xe tải, xe container… trên đường bộ. Vận tải đường bộ trở thành phương thức khá phổ biến trong các loại hình vận tải hiện nay. Với những ưu điểm tiện lợi, cơ động, khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện khí hậu và địa hình, hiêu quả kinh tế cao nên loại hình vận chuyển này được lựa chọn rất nhiều. Mặc dù lựa chọn vận tải đường bộ giúp chủ động về mặt thời gian nhưng lại bị hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa so với các loại hình vận tải khác.

Vận tải hàng hóa đường bộ đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động lưu thông hàng hóa như kinh doanh, sản xuất, trao đổi… Nhờ việc trở thành khâu trọng yếu trong các hoạt động kinh tế mà vận chuyển đường bộ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và phát triển xã hội. Từ đó góp phần vào ngân sách nhà nước thông qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ kèm theo như kho bãi, bốc xếp hàng hóa, bảo dưỡng, sửa chữa…

Đây là lĩnh vực đã có nhiều thương vụ M&A diễn ra nhất trong ngành logistics. Từ năm 2008 – 2009 có sự giảm nhẹ trong số lượng từ 80 đến 62 thương vụ, nhưng sau đó lại tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2012 với 107 thương vụ. Tuy nhiên, con số này bắt đầu giảm dần từ năm 2013 và năm 2018 (tính đến ngày 31/07) mới chỉ đạt tổng cộng 29 thương vụ theo Biểu đồ 2.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)