3.4.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về M&A
diện pháp lý, bởi vì khung pháp lý cho M&A chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ và nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau, hơn nữa, sự không nhất quán về định nghĩa, cách hiểu M&A cũng tạo nên khó khăn cho các công ty muốn thực hiện M&A. Do đó, Chính phủ và cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét đưa ra những hệ thống pháp luật riêng, chi tiết và rõ ràng về hoạt động M&A của doanh nghiệp nói chung và M&A trong ngành logistics nói riêng.
Thứ nhất, khi điều chỉnh lại các văn bản pháp luật về hoạt động M&A cần chuẩn hóa lại khái niệm sáp nhập, mua lại cho phù hợp, thống nhất với thông lệ chung của kinh tế thị trường, không nên lẫn lộn giữa việc đưa ra các định nghĩa về sáp nhập, mua lại và hợp nhất.
Thứ hai, Cần điều chỉnh những quy định chưa cụ thể, ví dụ như giữa Luật Đầu tư và Nghị định 108 theo hướng không nên chỉ quy định hạn chế cho trường hợp sáp nhập và mua lại công ty và chi nhánh như ở Điều 25, Luật Đầu tư mà nên quy định chung như ở điều 56 của Nghị định 108. Đồng thời cần khẳng định rõ quyền và thủ tục M&A đối với nhà đầu tư nước ngoài như ở Điều 25 của Luật Đầu tư chứ không chỉ quy định cho nhà đầu tư nước ngoài như ở Điều 66 của Nghị định 108.
Hoạt động M&A luôn có tác động hai chiều đối với môi trường kinh doanh. Trước tiên, giúp cho bản thân các doanh nghiệp logistics có được những lợi thế trong kinh doanh như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tiết kiệm được chi phí quản lý, tuyển dụng, chi phí marketing, có được một đội ngũ cán bộ lành nghề, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, M&A cũng gây ra một số tác động tiêu cực như giảm tính cạnh tranh trên thị trường khi những doanh nghiệp hậu M&A giành được vị trí thống lĩnh và làm nảy sinh các vấn đề xã hội liên quan tới việc người lao động bị dôi dư do cơ cấu lại hoạt động. Một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A cần phải được thiết kế để không chỉ làm hạn chế các tác động xấu mà cũng tạo điều kiện cho các tác động tốt của hoạt động M&A đem lại.
3.4.2 Xây dựng kênh kiểm soát thông tin và tính minh bạch của thông tin M&A trong ngành logistics
trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, … là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác.
Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng cho cả người mua và người bán. Đa phần, các doanh nghiệp ở Việt Nam hay bất kỳ một nước đang phát triển nào khác kể cả Trung Quốc, thường có hai hệ thống sổ sách kế toán. Một được hạch toán dựa trên các hóa đơn chứng từ hợp pháp và đầy đủ, và là cơ sở để soạn lập báo cáo thuế và quyết toán thuế cuối năm. Các số liệu này cũng được dùng để đưa lên làm các thông tin chính thức khi công bố thông tin về doanh nghiệp ra bên ngoài.
Kênh thông tin này sẽ giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý các doanh nghiệp logistics; các doanh nghiệp cũng sẽ có thông tin rõ ràng để lên kế hoạch thực hiện M&A.
SƠ KẾT CHƯƠNG 3
Qua những bài học được rút ra từ các thương vụ M&A tiêu biểu tại chương 2, chương 3 đã đưa ra dự báo chung về xu hướng M&A trong ngành logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp logistics Việt khi thực hiện M&A và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các thương vụ. Về mặt thuận lợi, các doanh nghiệp logistics Việt Nam có lợi thế về môi trường kinh doanh trong quá trình mở cửa hội nhập, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư và nâng cấp; độ sẵn có của các doanh nghiệp là tương đối, bởi số lượng các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, lợi thế địa phương cũng là một trong những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt. Về mặt khó khăn, các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, chưa sẵn sàng về chiến lược M&A, khó định giá các tài sản vô hình của doanh nghiệp và hạn chế các nguồn lực bên trong như nhân sự, tài chính, công nghệ, …
Tác giả đề xuất ba giải pháp, gắn liền với các bài học kinh nghiệm trong hoạt động M&A của các doanh nghiệp logistics tiêu biểu, các giải pháp bao gồm: thứ nhất, cập nhật hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A. Thứ hai, nâng cao
giá trị của doanh nghiệp bằng các tài sản vô hình. Thứ ba, chuẩn bị các nguồn lực bên trong doanh nghiệp.
Những kiến nghị đối với Chính phủ cũng đã được đưa ra, hướng tới hệ thống quy định riêng, rõ ràng về hoạt động M&A nói chung và M&A trong ngành logistics nói riêng.
KẾT LUẬN
M&A trong ngành logistics được đánh giá là một trong những con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là hoạt động bình thường của nền kinh tế thị trường đã và đang diễn ra trên toàn thế giới. Sau khi nghiên cứu đề tài “Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam”, có thể rút ra những kết luận sau:
Một là, hoạt động M&A giúp các doanh nghiệp logistics mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động đồng thời tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. Ngoài ra, việc tiến hàn M&A còn góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp logistics có thể cung cấp đến khách hàng.
Hai là, hoạt động M&A trong ngành logistics có xu hướng tăng cả về số lượng và giá trị. Trong đó, các doanh nghiệp vận chuyển hiện nay đang hướng mục tiêu đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bổ trợ như đại lý hải quan, vận chuyển nội địa, 3PL.
Ba là, từ các thương vụ M&A tiêu biểu được phân tích bao gồm FedEx và TNT, Maersk Sealand và P&O Nedlloyd, CMA CMG và NOL, NYK, MOL và ‘K’Line, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp logistics Việt khi quyết định tiến hành M&A như sau: cần xác định rõ mục tiêu, tìm hiểu các vấn đề pháp lý trước M&A; định giá doanh nghiệp chính xác; xử lý các vấn đề phát sinh sau M&A.
Bốn là, dựa trên bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả M&A trong ngành logistics đối với các doanh nghiệp logistics Việt như sau: cập nhật hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A; nâng cao giá trị doanh nghiệp bằng các tài sản vô hình (chất lượng dịch vụ, uy tín, quan hệ khách hàng, …); chuẩn bị các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để xử lý các vấn đề phát sinh sau M&A. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra kiến nghị với Chính phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến M&A.
Về mặt hạn chế, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các thương vụ M&A đã diễn ra dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp, các thương vụ này chủ yếu thuộc các doanh nghiệp vận tải để rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Các giải pháp do tác giả đề xuất hướng đến các doanh nghiệp logistics nói
chung và liên kết trực tiếp đến những bài học kinh nghiệm đã rút ra. Tác giả chưa đi sâu vào các thương vụ M&A trong các lĩnh vực khác của ngành logistics như chuỗi cung ứng, 3PL, … Những giải pháp đưa ra chưa mang tính lượng hóa cho một doanh nghiệp hay một lĩnh vực cụ thể.
Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào thu thập thêm các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát các doanh nghiệp logistics Việt Nam; nghiên cứu thêm các thương vụ M&A ở những lĩnh vực kinh doanh logistics khác để có được kết quả nghiên cứu chi tiết cho các hoạt động logistics khác nhau của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu xu hướng và học tập kinh nghiệm thành công cũng như thất bại từ các thương vụ M&A trong ngành logistics thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu xuất bản
1. Bộ Công thương, 2017, Báo cáo Logistics năm 2017
2. Chính phủ, Nghị định 163/2016/NĐ-CP
3. Nguyễn Hồng Hiệp, 2018, Thực trạng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
4. Nguyễn Thị Hường, 2013, Giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam
5. Nguyễn Hữu Hà, 2008, Marketing với doanh nghiệp vận tải, NXB. GTVT, Hà Nội.
6. Phạm Trí Hùng, 2011, Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB. Lao động xã hội
7. Vũ Đình Lộc, Giáo trình đầu tư quốc tế, 2012, NXB ĐH Quốc Gia HN
8. Nguyễn Quốc Việt, 2012, M&A trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam: con đường để tồn tại và phát triển
9. Quốc hội, 2018, Luật Cạnh tranh 2018
10. Quốc hội, 2014, Luật Doanh nghiệp 2014
11. Lại Văn Toàn, 2001, Sáp nhập – Một xu thế phổ biến trong điều kiện hiện nay, NXB Thông tin khoa học xã hội
12. Nguyễn Như Tiến, 2006, Logistics: Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận tại Việt Nam, NXB Giao thông vận tải
Trang điện tử
13. Hoài Anh, 2018, Logistics Việt Nam đang bị kìm hãm, bủa vây bởi rất nhiều rào cản, Báo mới
<https://baomoi.com/logistics-viet-nam-dang-bi-kim-ham-bua-vay-boi-rat-nhieu-rao- can/c/28376929.epi>, truy cập ngày 25/02/2019
14.Quỳnh Anh, 2012, Toàn cảnh vụ thâu tóm Sacombank, VnExpress
< https://vnexpress.net/kinh-doanh/toan-canh-vu-thau-tom-sacombank- 2718269.html>, truy cập ngày 20/01/2019
<https://baodautu.vn/nhan-dien-bien-dong-nhan-su-hau-ma-d3470.html>, truy cập ngày 10/12/2018
16. Báo Đầu tư, 2017, Doanh nghiệp logistics né cuộc chiến về giá qua các thương vụ M&A
<https://baodautu.vn/doanh-nghiep-logistics-ne-cuoc-chien-ve-gia-qua-cac-thuong- vu-ma-d68179.html>, truy cập ngày 01/11/2018
17. Báo Đầu tư, 2018, Thời điểm vàng cho M&A logistics
<https://tinnhanhchungkhoan.vn/mua-ban-sap-nhap/thoi-diem-vang-cho-ma- logicstics-225498.html>, truy cập ngày 25/10/2018
18. Báo Hải quan, 2018, 90% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng
<https://www.baohaiquan.vn/Pages/90-doanh-nghiep-logistics-Viet-Nam-co-von- dang-ky-duoi-10-ty-dong.aspx>, truy cập ngày 22/10/2018
19. Quốc Cường, 2017, Vận tải biển tiếp tục thua lỗ vì thừa phương tiện, Diễn đàn Bộ Công thương
<https://congthuong.vn/van-tai-bien-tiep-tuc-thua-lo-vi-thua-phuong-tien- 83256.html>, truy cập ngày 10/12/2018
20. Vũ Đặng Dương, 2016, Ba hãng tàu Nhật Bản sáp nhập hoạt động vận chuyển container toàn cầu, The Saigon times
<https://www.thesaigontimes.vn/153278/Ba-hang-tau-Nhat-Ban-sap-nhap-hoat-dong- van-chuyen-container-toan-cau.html>, truy cập ngày 28/09/2018
21. Bảo Hạnh, 2018, Vận tải biển tiếp tục thua lỗ vì thừa phương tiện, Diễn đàn Bộ Công thương
<http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/37837502-logistics-trong-tien-trinh-hoi- nhap-kinh-te-quoc-te.html>, truy cập ngày 05/03/2019
22. Ngọc Hà, 2018, M&A logistics hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, Vietnambiz
< https://vietnambiz.vn/ma-logistics-hap-dan-nha-dau-tu-ngoai-52617.html>, truy cập ngày 20/02/2019
23. Phạm Thái Hà, 2018, Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp logistics ở Việt Nam, Tạp chí tài chính
24. An Huy, 2017, Làn sóng sáp nhập khổng lồ trong ngành vận tải biển thế giới. Vneconomy
<http://vneconomy.vn/the-gioi/lan-song-sap-nhap-khong-lo-trong-nganh-van-tai-bien- the-gioi-20170816020553252.htm>, truy cập ngày 20/12/2018
25. Trang Lê, 2018, FedEx: Hành trình 50 năm của công ty “nhanh nhất thế giới”,
Báo mới
<https://baomoi.com/fedex-hanh-trinh-50-nam-cua-cong-ty-nhanh-nhat-the- gioi/c/24509453.epi>, truy cập ngày 01/02/2019
26. Tạp chí tài chính, 2016, Logistics toàn cầu đổ hơn 35 tỷ USD vào các thương vụ M&A
<http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/logistics-toan-cau-do-hon-35-ty-usd-vao- cac-thuong-vu-ma-96562.html>, truy cập ngày 22/10/2018
27. Trọng Sang, 2018, Hoạt động M&A tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, Tạp chí Tài chính
<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-ma-tiem-an-nhieu-rui-ro- phap-ly-301199.html>, truy cập ngày 24/02/2019
28. Nguyễn Sơn, 2018, Đừng xem nhẹ tài sản vô hình, Brands Việt Nam
<http://www.brandsvietnam.com/13210-Dung-xem-nhe-tai-san-vo-hinh>, truy cập ngày 09/03/2019
29. Thanh Thúy, 2018, Những thương vụ M&A đình đám trong năm 2017, Tạp chí tài chính
<http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nhung-thuong- vu-ma-dinh-dam-trong-nam-2017-132333.html>, truy cập ngày 12/10/2018
30. Thiện Trần, 2018, “Nút thắt” khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ, Thời báo Tài chính
<http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-10-28/nut-that-khien-
doanh-nghiep-kho-tiep-can-nguon-von-tu-cac-quy-63612.aspx>, truy cập ngày 01/11/2018
B. Tài liệu tiếng Anh Tài liệu xuất bản
32. Andrew J. Sherman & Milledge A. Hart (2006), Mergers & Acquisitions from A to Z, AMACOM, New York.
33. Chang, Y.H. (1998) Logistical Management. Hwa-Tai Bookstore Ltd., Taiwan. 34. Donald J. Boversox, 2002, Supply Chain Logistics Management, McGraw-Hill 35. Darkow, I., Kaup, C. và Schiereck, D., 2008, Determinants of M&A success in global logistics”
36. David Malone, 2010, The Merger of AOL and Time Warner: A case study, DreamCatchers Group, LLC, Arden, NC, USA
37. European Commission, EU Merger Regulation
38. Fusillo, M., 2009, Strutural factors underlying mergers and acquisition in liner shipping, Maritime Economics and Logistics
39. George Alexandrou, Dimitrios Gounopoulos and Hardy M. Thomas, 2014,
Mergers and Acquisition in shipping
40.Journal of Commerce Staff, 1999, Finally, a deal...Is it shipping synergy or defensive maneuver?
41. KPMG, 2018, M&A Report
42. Lotta Hakkinen, 2014, Logistcs Integration in Horizontal Mergers and Acqusitions, Emerald Group Publishing Limited
43. Panayides, P.M và Gong, 2006, The stock market reaction to mergers and acquisition announcements in liner shipping
44. Na Young Hwan, Choi and Shigeru Yoshida, 2011, Analysis of M&A effect on the Liner Shipping industry, Journal of Maritime researches
45. Scott Moeller, Chris Brady, 2007, Itelligent M&A, Willey
46. Sopher, S; Lareau, M & Crum, M, 2002, Third-Party Logistics Outsourcing, Deloitte & Touche’s Transportation Trends
47. Sunguh, G., 1999, Danish Liner Eyes South African Shipping Firm, Africa News.
48. Van Knippenberg, A. (1984). Intergroup Differences in Group Perceptions, In Tajfel, H.
Trang điện tử
< https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2018-03-15/unilever-s-big-move- looks-a-lot-like-prep-for-prime-m-a>, truy cập ngày 20/02/2019
50. Ang Chung Yuh, 2018, NOL/ CMA CGM: Credit initiation Report, FSMOne <https://secure.fundsupermart.com/fsm/article/view/13987/nol-cma-cgm-credit- initiation-report>, truy cập ngày 05/09/2018
51. Alex Barker, Matt Steinglass and Anousha Sakoui, 2013, UPS abandon 5,2bn EUR TNT Express takeover, Financial Times.
<https://www.ft.com/content/42991410-5e1d-11e2-8780-00144feab49a>, truy cập ngày 05/09/2018
52. Greg Knowler, 2017, CMA CGM completes takeover of NOL, Joc.com < https://www.joc.com/maritime-news/container-lines/apl/cma-cgm-completes-