FedEx Express và TNT Express

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 46 - 52)

2.2.1.1. Giới thiệu về FedEx Express

FedEx, tên cũ là Federal Express, là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong thị trường vận chuyển trọn gói (door to door) được thành lập năm 1971 tại Hoa Kỳ bởi Giám đốc điều hành Fred Smith. Sau 40 năm hoạt động, FedEx đã trở thành hãng

vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới và lớn thứ tư thế giới về quy mô đội tàu với gần 300.000 nhân viên và doanh thu bán hàng trên 40 tỷ USD. FedEx hiện hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu hàng trăm máy bay và vài chục nghìn ô-tô, vận chuyển hàng triệu bưu kiện mỗi ngày. Giá trị vốn hóa thị trường của FedEx tính đến tháng 5/2015 là 47,3 tỷ USD. Federal Express bắt đầu hoạt động tại sân bay Memphis từ năm 1973 với 14 máy bay Dassault Falcon 20, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua 25 thành phố. Ba năm đầu hoạt động, công ty này đã tốn khá nhiều chi phí mặc dù là công ty mới được tài trợ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, xét về vốn liên doanh. Đến năm 1976, công ty này mới nhìn thấy lợi nhuận đầu tiên là 3,6 triệu USD với 19.000 gói hàng mỗi ngày. (Trang Lê, 2018)

Những năm 1980, Federal Express bắt đầu gia tăng việc sử dụng các dịch vụ chuyển phát qua đêm. Công ty trực tiếp cạnh tranh với Bưu điện Hoa Kỳ (UPS) bằng cách vận chuyển các gói hàng có kích thước như một lá thư và vận chuyển xuyên đêm với mức giá cố định 9,5 USD. Dịch vụ này đã đưa Federal Express trở thành công ty có doanh số lớn nhất so với bất kỳ công ty vận tải hàng không nào ở Mỹ, đứng trước cả Emery và Purolator Courier.

Năm 1984, Federal Express đã mua lại Gelco Express, một công ty chuyển phát nhanh có trụ sở tại Minneaplois và phục vụ tới 84 quốc gia. Để phát triển thị trường nước ngoài, Federal Express đã tiến hành mua lại các công ty vận chuyển ở cả Anh, Hà Lan và các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Năm 1985, công ty này bắt đầu mở rộng các dịch vụ sang châu Âu bằng cách mở một trung tâm tại sân bay Brussels.

Đến năm 1987, Federal Express đã cung cấp dịch vụ cho hơn 90 quốc gia và có quyền hạ cánh tại 5 sân bay nước ngoài là tại Montreal, Toronto, Brussels, London và Tokyo. Để mở rộng hơn nữa việc cung cấp dịch vụ giao hàng quốc tế, công ty này tiếp tục mua lại Tiger International với giá 883 triệu USD.

Năm 1994, Federal Express chính thức đổi tên thành "FedEx". Dịch vụ của FedEx được chia thành các công ty hoạt động độc lập và cạnh tranh chung với nhau: FedEx Express, FedEx Ground, FedEx Global Logistics, FedEx Custom Critical và FedEx Services. Với cái tên mới, FedEx tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhiều năm về sau và nổi tiếng trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế.

Biểu đồ 2.2 thể hiện doanh thu của tập đoàn FedEx trong giai đoạn 2008-2018. Có thể thấy, từ năm 2008 đến 2010, doanh thu của tập đoàn có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2018, con số này tăng dần qua các năm và tăng mạnh từ năm 2016 (50,37 tỉ USD) đến năm 2017 (60,32 tỉ USD) và tiếp tục tăng lên 65,45 tỉ USD năm 2018. Một thống kê khác của Statista năm 2019 thể hiện, thị phần của FedEx là khá lớn, chiếm 24% trong thị lĩnh vực chuyển phát nhanh trên thế giới và chỉ đứng sau DHL (38%).

Biểu đồ 2.2 Doanh thu Tập đoàn FedEx từ năm 2008 đến năm 2018 (đơn vị tỉ USD)

Nguồn: Statista, 2019

2.2.1.2. Giới thiệu về TNT Express

Chuyển phát nhanh TNT được khởi nguồn năm 1946 bởi một thành viên mang tên Ken Thomas với chiếc xe tải chuyên chở hàng hoá của ông tại Úc. Sau 67 năm phát triển và liên tục mở rộng phạm vi hoạt động, đến nay, chuyển phát nhanh TNT Express đã trở thành một thương hiệu vận chuyển hàng hoá uy tín trên toàn thế giới, được các doanh nghiệp đón nhận bởi tính hiệu quả – tiết kiệm thời gian – chi phí và an toàn cho hàng hoá. Hãng chuyển phát nhanh TNT đã vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 với tên gọi TNT-Vietrans. Đây là công ty liên doanh chuyển phát nhanh

37.95 35.5 34.73 39.3 42.68 44.29 45.57 47.45 50.37 60.32 65.45 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 11 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8

đầu tiên tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực chuyển phát nhanh và kho vận hậu cần. Từ một chiếc xe tải đầu tiên được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, đến nay, chuyển phát nhanh TNT xuất hiện trên khắp các nẻo đường trên thế giới với 26.760 phương tiện chuyên chở và 47 phi cơ.

2.2.1.3. Quá trình thực hiện thương vụ M&A giữa FedEx và TNT Express (2015) Trước khi thực hiện M&A:

Từ biểu đồ 2.2, có thể thấy, giai đoạn trước khi thực hiện M&A (trước 2015), doanh thu của FedEx vẫn tăng trưởng tương đối ổn định, tăng liên tục từ năm 2011 (39,3 tỷ USD) đến năm 2015 (47,45 tỷ USD). Trong khi đó, doanh thu của TNT Express lại biến động không ổn định. Doanh thu của TNT Express giai đoạn 2009 – 2014 được thể hiện qua sơ đồ 2.3. Năm 2009 và 2010, doanh thu tăng từ 6109 triệu EUR lên 6945 triệu EUR. Con số tiếp tục tăng và đạt giá trị cao nhất vào năm 2012 với 7162 triệu EUR. Tuy nhiên, hai năm liên tiếp sau đó, doanh thu của TNT giảm mạnh, chỉ còn 6680 triệu EUR năm 2014.

Biểu đồ 2.3 Doanh thu của Công ty Chuyển phát nhanh TNT giai đoạn 2009 – 2014 (đơn vị: triệu EUR)

Nguồn: Statista, 2019

Năm 2013, TNT đã được UPS đề xuất mua lại với trị giá 5.2 tỷ EUR, tuy nhiên thỏa thuận này đã bị Ủy ban châu Âu bác bỏ nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền

6109 6945 7156 7162 6904 6680 5400 5600 5800 6000 6200 6400 6600 6800 7000 7200 7400 2009 2010 2011 2012 2013 2014

có thể xảy ra trong ngành chuyển phát nhanh ở thị trường châu Âu (Alex Barker, Matt Steinglass & Anousha Sakoui, 2013).

Trong quá trình thực hiện M&A:

Năm 2015, FedEx mua lại TNT Express với giá 4,4 tỷ Euro (tương đương 4,8 tỷ USD), góp phần tăng đáng kể thị phần của FedEx tại thị trường châu Âu – nơi FedEx mới chỉ nắm được 5% thị phần, thấp hơn rất nhiều so với 19% thị phần của DHL, và khoảng 12% của TNT Express và 16% của United Parcel Service (UPS). Việc mua lại TNT được kỳ vọng sẽ giúp FedEx tạo được ưu thế nhờ tận dụng mạng lưới đường bộ kết nối hơn 40 quốc gia châu Âu, giúp họ tiết kiệm được cả thời gian lẫn tài chính. (Trang Lê, 2018).

Ngày 06/04/2015, Tập đoàn chuyển phát nhanh FedEx đã hoàn thành thỏa thuận mua lại TNT với trị giá 4,9 tỉ USD với kì vọng mở rộng thêm thị phần và giảm bớt chi phí hoạt động tại thị trường chuyển phát nhanh châu Âu. Tại thời điểm sáp nhập năm 2015, doanh thu của FedEx đạt 47,5 tỉ USD (FedEx, 2015). Việc mua lại TNT còn đem lại lợi thế cạnh tranh toàn cầu và giá trị dài hạn cho cổ đông bởi sự hiệu quả và liên kết chặt chẽ trong mạng lưới vận chuyển tại châu Âu mà TNT sẵn có. Sự kết hợp các dịch vụ vận chuyển ở khu vực nội địa và liên châu Âu của TNT và FedEx sẽ giúp FedEx giảm chi phí và tăng lợi nhuận tại châu Âu.

Ngày 12/05/2015, FedEx (Mỹ) và TNT Express (Hà Lan) cùng công bố nhận được phê chuẩn vô điều kiện của Bộ Thương mại Trung Quốc đối với đề nghị mua lại TNT của FedEx.Theo công bố của FedEx, TNT Express là một trong những công ty chuyển phát lớn nhất thế giới. Hàng ngày, TNT Express chuyển phát gần một triệu lô hàng từ giấy tờ, bưu kiện cho đến các kiện hàng. Các tuyến vận chuyển đường bộ và đường không chính của công ty nằm ở châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ. Trong năm 2015, TNT Express đã đạt được doanh thu ở mức 6,9 tỷ euro (khoảng 7,8 tỷ USD).

Thương vụ M&A được hoàn thành vào ngày 25/05/2016 và được xem là thương vụ M&A lớn nhất của FedEx tới thời điểm này (FedEx, 2016). Vào tháng 1/2013, UPS, đối thủ lớn nhất của FedEx tại thị trường Mỹ đã thất bại trong vụ thâu tóm TNT Express dù chào mua với giá cao hơn là 5,2 tỷ euro do không vượt qua rào cản về mặt

pháp lý về chống độc quyền của chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). FedEx có thể mua được TNT Express với giá rẻ hơn nhiều do hoàn toàn không vướng về mặt pháp lý liên quan đến độc quyền bởi thị phần của FedEx ở thị trường châu Âu (sau khi đã thâu tóm TNT Express) chỉ tương đương với đối thủ cạnh tranh DHL và không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Sau khi thực hiện M&A:

Có thể thấy, sau khi hoàn tất thỏa thuận M&A với TNT, doanh thu của FedEx vẫn tăng lên và ổn định theo từng năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau M&A này, vấn đề cải tiến hệ thống công nghệ lại trở thành một thử thách lớn đối với FedEx. Theo thông tin từ FedEx, cuộc tấn công mạng mang tên “NotPetya” đối với TNT và FedEx tại châu Âu đã xảy ra vào năm 2017, khiến FedEx phải bỏ ra chi phí khoảng 300 triệu USD để khắc phục. Tại thời điểm này, các đối thủ của FedEx và TNT đã thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động kinh doanh, trong khi FedEx và TNT đã phải nỗ lực để phục hồi tổn thất sau cuộc tấn công mạng. Với một nền tảng công nghệ và thiết bị cũ và lão hóa của TNT, việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin được xem như một khó khăn lớn đối với FedEx và TNT (Mark Solomon, 2018).

Theo Mamta Badkar, trong quý đầu năm 2017, thu nhập ròng của FedEx đã giảm xuống 596 triệu USD, từ mức 715 triệu USD trong cùng kỳ năm trước, kéo theo sự giảm thiểu trong giá cổ phiếu của FedEx. Ngoài ra, cuộc tấn công mạng còn có tác động tiêu cực đến hoạt động vận chuyển của TNT khi toàn bộ hệ thống toàn cầu bị tê liệt. Mặc dù sự cố tấn công mạng đã được khắc phục, nhưng có thể thấy những ảnh hưởng và tổn thất về chi phí mà FedEx và TNT phải chịu là không hề nhỏ.

Qua các thông tin và số liệu đã phân tích, có thể nhận xét rằng hoạt động M&A giữa FedEx và TNT đã đem lại giá trị cộng hưởng nhiều hơn cho bên mua. Điều này thể hiện qua mức tăng doanh thu của tập đoàn FedEx qua các năm kể từ khi bắt đầu mua lại TNT. Với mục tiêu rõ ràng, lựa chọn thời điểm thích hợp và nắm rõ các vấn đề pháp lý trước khi tiến hành thỏa thuận, thương vụ đã giúp FedEx tăng thị phần, mở rộng thị trường kinh doanh tại châu Âu, từ đó giữ vững vị thế trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế. Tuy nhiên, thương vụ M&A giữa FedEx và TNT cũng cho thấy, việc tích hợp hệ thống công nghệ giữa hai doanh nghiệp là một thử thách lớn,

đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống toàn cầu nhưng những thiết bị và nền tảng công nghệ lại cũ và lâu đời như TNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)