Sau khi thực hiện M&A: chuẩn bị các nguồn lực bên trong doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 84 - 85)

3.3.3.1 Mục tiêu

Giải pháp này nhằm áp dụng bài học kinh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề phát sinh sau M&A. Mỗi thương vụ hoàn thành sẽ tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến dịch vụ, thị trường và khách hàng. Việc các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn các nguồn lực trước khi thực hiện M&A sẽ giúp thích nghi nhanh và tránh được những tổn thất nặng nếu gặp rủi ro sau M&A.

3.3.3.2 Cách thức thực hiện

Người thực hiện: ban lãnh đạo, trưởng các bộ phận trong doanh nghiệp logistics. Đây là người sẽ đưa ra những chính sách, chủ trương về đào tạo và nâng cao kĩ năng cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Các bước thức hiện:

Về phía nội bộ doanh nghiệp, Ban lãnh đạo cần xây dựng một quy trình quản trị dài hạn cho doanh nghiệp sau M&A bao gồm quản trị công ty, xây dựng kế hoạch tái cấu trúc và chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp.

Thứ nhất, thông báo, thảo luận với nhân viên về kế hoạch thực hiện thương vụ M&A để lắng nghe, giải đáp những ý kiến thắc mắc và ghi nhận mong muốn từ phía nhân viên.

Thứ hai, hoàn tất việc thống nhất cơ cấu nhân sự và chức năng các phòng ban trước khi M&A hoàn thành.

Thứ ba, doanh nghiệp logistics cần dự đoán trước những rủi ro và khó khăn có thể gặp phải sau khi thực hiện M&A, đưa ra mô hình kinh doanh mới và phù hợp. Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp sau M&A để có những chiến lược phát triển phù hợp.

Ngoài ra, việc xử lý dây hệ thống công nghệ cũng là một vấn đề lớn khi thực hiện M&A. Bên bán và bên mua cần thỏa thuận để giữ lại những hệ thống tiên tiến, đem lại lợi ích để tránh những chi phí phát sinh do bộ máy doanh nghiệp cồng kềnh. Về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, một thương vụ M&A lớn có thể sẽ đem lại những tác động đến thị trường logistics. Theo Ông Trần Chí Dũng, để giảm bớt rủi ro sau M&A, doanh nghiệp cần tiếp tục cải thiện mối quan hệ khách hàng để

không bị ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.

3.3.3.3. Điều kiện triển khai

Về nguồn nhân lực: doanh nghiệp có thể xem xét tình hình kinh doanh hiện tại để có thể đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý như tuyển thêm, cắt giảm hoặc luân chuyển các bộ phận. Sau khi hoàn tất đàm phán giao dịch M&A, các bên tham gia sẽ phải tái cơ cấu tổ chức, do đó gây ra những khó khăn nhất định. Việc hoạch định sơ đồ doanh nghiệp trước sẽ giúp Ban lãnh đạo dễ dàng hơn khi hợp nhất cơ cấu tổ chức sau khi thực hiện M&A.

Về công nghệ: đòi hỏi sự hợp nhất hệ thống công nghệ của các doanh nghiệp tham gia M&A. Tận dụng dây chuyền công nghệ đã có sẵn của các bên, chọn lọc và giữ lại những đặc điểm tốt và phù hợp khi hợp nhất các hệ thống. Các yếu tố về công nghệ cần chuẩn bị như: website vừa cung cấp thông tin dịch vụ, vừa hỗ trợ theo dõi hàng hóa; hệ thống làm việc và quản lý nội bộ.

Về tài chính: để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi nguồn tài chính tương đối lớn. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch tài chính để tuyển dụng, nghiên cứu thị trường và cải thiện công nghệ.

3.3.3.4 Kết quả dự kiến

Nếu thực hiện thành công giải pháp “Chuẩn bị nguồn lực bên trong doanh nghiệp”, các doanh nghiệp logistics có thể đạt được những kết quả sau:

Một là, toàn bộ nhân viên có thể nắm rõ được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, chuẩn bị sẵn tâm lý để thực hiện tốt quá trình M&A.

Hai là, doanh nghiệp tạo được bước đệm, sự chuẩn bị tốt cho quá trình M&A sắp diễn ra để có thể thích nghi nhanh chóng hơn với những khó khăn và thay đổi sắp phải đối mặt.

Ba là, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị trì trệ hoặc suy giảm trong quá trình hoàn tất, tạo được niềm tin với khách hàng về những dịch vụ mới sau M&A.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)