Quản lý chất lượng và ghi nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 32 - 37)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.3. Quản lý chất lượng và ghi nhãn

-Hàng hoá lưu thông trên thị trường phải có nhãn mác đúng tiêu chuẩn và nhãn mác phải thể hiện đúng xuất xứ hàng hoá sao cho người tiêu dùng không nhầm lẫn sản phẩm do Nhật Bản sản xuất với sản phẩm sản xuất ở nước ngoài và

họ có thể nhanh chóng xác định được xuất xứ của hàng hoá, cấm nhập khẩu các sản phẩm có nhãn mac mập mờ, giả mạo về xuất xứ.

+ Tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standards).

JIS – một trong những dấu chất lượng được sử dụng rộng rãI ở Nhật – là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hoá công nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hàng hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6-1949 và thường được biết đến dưới cái tên “Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) là một trong những tiêu chuẩnđược sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu chuẩnhoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6/1949. Theo qui định của điều 26 trong luật này, tất cả các cơ quan của chính phủ phải ưu tiên đối với các sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ hoạt động củacác cơ quan này. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệpvà khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành.Giấy phép đóng dấu chứng nhận JIS trên nhãn hàng hoá do Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ Trưởng Bộ công nghiệp và Thương mại cấp giấy phép sẽ phải chịu án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 yên.

+ Dấu JIS được áp dụng cho rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như: vải, quần áo, các thiết bị điện, giày dép, bàn ghế và các loại sản phẩm khác đòi hỏi phải tiêu chuẩn hoá về chất lượng và kích cỡ hay các quy cách phẩm chất khác. Dấu này lúc đầu được áp dụng để tạo ra một chuẩn mực về chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu khi Nhật Bản bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Nói chung, các tiêu chuẩn JIS được sửa đổi bổ xung theo định kỳ để phù hợp với các tiến bộ của công nghệ. Tuy nhiên tất cả các tiêu chuẩn JIS đều được bổ xung ít nhất là 5 năm một lần kể từ ngày ban hành, ngày sửa đổi hay ngày xác nhận lại của tiêu chuẩn. Mục đích của việc sửa đổi bổ xung là nhằm đảm bảo cho các tiêu chuẩn chất lượng luôn hợp lý và phù hợp với thực tế.

+ Theo quy định của “Luật tiêu chuẩn hoá Nhật Bản”, dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS chỉ được phép áp dụng cho các sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Do đó khi kinh doanh các sản phẩm này chỉ cần kiển tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ để xác nhận chất lượng của chúng. Hệ thống dấu chất lượng này áp dụng ở nhiều nước thực hiện tiêu chuẩn hoá. ở Nhật Bản, giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp cho nhà sản xuất khi sản phẩm của họ được xác nhận là có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn JIS.

Theo luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp được sửa đổi tháng 4 năm 1980, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có thể được cấp giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên sản phẩm của họ nếu như sản phẩm đó cũng thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Đây là kết quả của việc Nhật Bản tham gia ký kết hiệp định “Bộ tiêu chuẩn” (trước kia là hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại) của GATT (General Agreement on Trade and Tariff).

+ Hiệp định chung về thương mại và thuế quan. Các sản phẩm được đóng dấu theo cách này được gọi là “Các sản phẩm đóng dấu JIS” và có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên để có thể nộp đơn xin cấp giấy phép sử dụng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS cần phải có một số tiêu chuẩn nhất định về cách thức nộp đơn và các vấn đề chuẩn bị cho việc giám định nhà máy, chất lượng sản phẩm. Đối với các nhà sản xuất nước ngoài, các số liệu giám định do các tổ chức giám định nước ngoài do Bộ Trưởng Bộ Công Thương chỉ đình có thể được chấp nhận.

+ Tiêu chuẩn Nông nghiệp (JAS): Hệ thống tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật

Bản (JAS) qui định các tiêu chuẩnvề chất lượng, đưa ra các qui tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêudùng trong việc lựa chọn thực phẩm chế biến.Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi hệ thống JAS gồm: Đồ uống,thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông – lâm sản chế biến và may mặc. Tuy hiện nay,không phải tất cả các hàng hoá đều được liệt kê trong danh sách các

sản phẩm do JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Tuy vây, việc sử dụng dấu chứng nhận chất lượng JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng JAS. Ngoài tiêu chuẩn JIS và JAS, còn có nhiều loại dấu chất lượng khác được sử dụng ở Nhật Bản: dấu SIF chỉ các hàng may mặc có chất lượng tốt,...

+ Quy định về ghi nhãn sản phẩm: Đối với một số sản phẩm, qui đinh về

ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc. Đó là bốn nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị điệnvà nhiều loại sản phẩm khác như bột giặt, găng tay da, ô, kính râm,...Các nhãn chất lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu dùng biết thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng. Luật nhãn hiệu chất lượng hàng hóa gia dụng: luật này đòi hỏi tất cả các sản phẩm quần áo đều phải dán nhãn trên nhãn ghi rõ thành phẩm của vải và các biện pháp bảo vệ sản phẩm thích hợp.

+ Quy định về dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark được dùng để đóng cho sản phẩm thoảmãn ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít. Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít. Sản phẩm đóng góp đáng kể vào bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

+ Luật kiểm tra các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại: luật này

quy định tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các chất gây nguy hiểm cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản.

+ Luật thuế hải quan: luật này quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm mang nhãn mác giả mạo vi phạm nhãn mác thương mại hoặc quyền sáng chế. Trong đó, tại Nhật Bản thì cần chú ý đến phân biệt Thuế quan (Tariffs) và Thuế nội địa (Domestic tax) của Nhật Bản. Bảng phân loại thuế quan quy định có 4 mức thuế quan như sau:

- Thuế suất chung: Mức thuế quan cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hảiquan, áp dụng trong một thời gian dài.

- Thuế suất tạm thời: Là mức thuế quan được áp dụng trong thời gianngắn, thay cho mức thuế quan chung.

- Thuế suất ưu đãi: Là mức thuế quan áp dụng cho việc nhập khẩu hàng hoátừ các nước đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế quan áp dụng cóthể thấp hơn những mức thuế được áp dụng cho hàng hoá của những nước pháttriển.

- Thuế suất WTO: Là mức thuế quan căn cứ vào cam kết WTO và các Hiệpđịnh quốc tế khác.Về nguyên tắc, mức thuế quan áp dụng theo thứ tự mức thuế quan ưu tiên,mức thuế quan WTO, mức thuế quan tạm thời và mức thuế quan chung. Tuy nhiên, mức thuế quan ưu tiên chỉ được áp dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của Luật áp dụng mức thuế quan ưu đãi. Mức thuế quan WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế quan tạm thời và mức thuế quan chung. Như vậy mức thuế quan chung áp dụng cho những nước không phải là thành viên của WTO, mức thuế quan WTO áp dụng cho những nước công nghiệp phương Tây và mức thuế quan ưu tiên áp dụng cho các nước đang phát triển. Tất nhiên nếu mức thuế quan tạm thời thấp hơn những mức thuế quan trên, nó sẽ được áp dụng. Một số mặt hàng nhập khẩu vào Nhật phải chịu cả thuế quan và thuế tiêu dùng (thuế nội địa). Thuế quan Nhật Bản được Hội đồng Hải quan thuộc Bộ Tài chính quản lý căn cứ vào Bảng Phân loại thuế quan. Về thuế nội địa, Nhật Bản có nhiều loại thuế và các khoản thu có tính chất thuế nội địa. Tuy vậy, trước tiên phải chú ý đến thuế tiêu thụ. Đối với hàng hóanhập khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thụ được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được miễn thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. Một số mặt hàng khác, như hàng da, hàng dệt kim cũng được miễn thuế. Theo Hiệp hội Thuế quan Nhật Bản, biểu thuế áp dụng

cho các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản là một trong số những biểu thuế thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một số mặt hàng như đồ da và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu thuế suất cao. Bên cạnh đó, thuế đánh vào các sản phẩm gia công cũng còn tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 32 - 37)