Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 79 - 82)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc

Một là, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngày nay, khi nhu cầu về tiêu dùng hàng may mặc càng cao thì một trong những nhân tố đầu tiên của hàng hoá được chú ý đến là chất lượng. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này doanh nghiệpxuất nhập khẩu dệt may Việt Nam luôn phấn đấu nâng cao chất lượng hàng hoá thông qua tìm kiếm một số nguồn vải có chất lượng cao hơn ở trong nước cũng như nhập ngoại. Chất lượng hàng hoá không chỉ thể hiện ở chất lượng vải mà còn ở những đường may, đường cắt; do đó doanh nghiệpđã chọn những doanh nghiệpmay có tiếng để đặt hàng và cẩn thận khi kiểm tra chất lượng hàng hoá lúc nhận về. Nhờ những việc

làm này mà hàng hoá của doanh nghiệpđược khách hàng Nhật Bản rất tín nhiệm với số lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng.

Trong điều kiện cạnh tranh còn nhiều gay gắt nhất là sau năm 2005 khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thì thị phần của mỗi nước phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả” trước hết là về chất lượng sản phẩm trong rất nhiều điều kiện trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Bởi lẽ sản phẩm may mặc là sản phẩm người ta bỏ tiền ra mua không chỉ là để thoả mãn nhu cầu bảo vệ mà cái quan trọng hơn, giá trị hơn là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu khẳng định giá trị phẩm chất, địa vị xã hội. Do vậy, để tạo uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới thì chất lượng sản phẩm luôn là nội dung quan trọng, cơ bản trong chiến lược sản phẩm của bất cứ doanh nghiệp may xuất khẩu nào. chỉ có đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng cao thì mới tạo ra được uy tín vững chắc, uy tín thực sự là sức mạnh cạnh tranh lâu bền cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Hai là, đảm bảo tốc độ cung ứng. Giao hàng đúng hạn là yêu cầu rất quan trọng đối với hàng may mặc do yếu tố thời vụ và phù hợp với thời trang (đặc biệt là đối với thị trường Nhật Bản) là một trong số những yếu tố quyết đinh về tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc vì vậy trong thời gian tới các doanh nghiệpcần: Tổ chức tốt hệ thống vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá. Thị trường Nhật Bản có đòi hỏi khắt khe về điều kiện chuyển tải, giao hàng, ưu thế về địa lý cũng như ưu đãi về thủ tục nhập cảnh, giữ được ưu thế về giao hàng là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất cần thiết.

Ba là, chính sách giá cả hợp lý.Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Vì vậy, để cho mức giá đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpcó thể phát triển, doanh nghiệpđã nghiên cứu kỹ lưỡng về giá mua (hoặc giá gia công) hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, chi phí bán hàng… và đã cố giắng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đó. Trên cơ sở đó hạ giá thành hàng hoá và đưa ra một mức giá thích hợp. Các doanh nghiệpngay từ khi thành lập đã xác định chiến lược cạnh

tranh của mình cơ bản là dựa trên giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Và mục tiêu giá cả hợp lý trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm luôn là đích phấn đấu của công ty, coi đây là một công cụ cạnh tranh chủ yếu.

Giá thành là căn cứ để quyết định giới hạn thấp nhất của giá bán sản phẩm – yếu tố quan trọng của doanh nghiệptrong việc đứng vững và khẳng định chất lượng, uy tín của mình trên thị trường Nhật Bản. Hàng may mặc của doanh nghiệpxuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đa phần là phục vụ những người tiêu dùng có thu nhập thấp, chi tiêu cho quần áo còn hạn chế và Nhật Bản là một trong những cường quốc về hàng may mặc. Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí thứ 5 về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản, trong đó Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam. Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam về công nghệ, trình độ tay nghề công nhân cũng như cách quản lý khoa học, dẫn đến giá thành sản phẩm thấp. Do vậy hạ giá thành sản phẩm để có chính sách giá cả hợp lý là một nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệpnên sử dụng những biện pháp sau:

Tiến hành khai thác nguồn nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để tăng thêm kim ngạch bán FOB, đưa ra giá cạnh tranh. Đẩy mạnh kinh doanh nội địa để có thể cung cấp nguyên liệu cho đơn vị sản xuất hàng dệt may. Sau đó, mua hàng của những đơn vị này với giá thấp hơn so với những đơn vị mà doanh nghiệpkhông cung cấp nguyên liệu. Như vậy doanh nghiệpcó thể đưa ra mức giá phù hợp hơn đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản. Sử dụng các kênh phân phối trực tiếp để giảm thiểu chi phí nhằm hạ giá thành hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ngoài những biện pháp trên, doanh nghiệpcũng cần quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác vận chuyển hàng hoá. Doanh nghiệpphải luôn chấn chỉnh trong công tác quản lý nhằm tạo ra bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý để giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệpphải luôn nhanh chóng kịp thời trong công tác vận chuyển, tránh rủi ro trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 79 - 82)