Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 73 - 74)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.2. Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản

Tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản dựa trên sự nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, nắm bắt xu hướng tiêu dùng hàng dệt may Nhật Bản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt với hàng hóa các nước khác…

Giữ vững mức tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm ở thị trường Nhật Bản song vẫn cần phải hạn chế sự phụ thuộc qua mức vào thị trường này. Tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản đi vào thực tiễn. Ước tính năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta sang Nhật đạt 1,25 tỷ USD, và tăng gấp đôi con số này vào năm 2015 là 2,5 tỷ USD.

Các doanh nghiệp dệt may cần chủ động trong việc tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu và cung cấp các yếu tố đầu vào. Càng có nhiều đơn hàng xuất khẩu thì chúng ta mới có thể gia tăng được kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí mua sắm các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu sẽ làm giảm giá thành sản xuất. Tận dụng tối đa lợi thế dân số đông với phần lớn là dân số trong độ tuổi lao động để mở rộng sản xuất, góp phần giảm bớt gánh nặng việc làm cho Nhà nước.

Ngành dệt may nước ta cũng cần phải quan tâm, chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường, đổi mới máy móc trang thiết bị, đầu tư thiết kế kiểu dáng thời trang phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đưa hàng dệt may nước ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may chủ động tham gia các hoạt động hội trợ, triển lãm, giới thiệu hàng dệt may Việt Nam tới gần hơn người tiêu dùng Nhật Bản.

Các doanh nghiệp dệt may nước ta cần phải chú ý xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín trong kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài phải giữ được chữ tín với bạn hàng trong kinh doanh, và để lại dấu ấn thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này hêt sức quan trọng khi kinh doanh ở thị trường Nhật Bản vì người Nhật rất ưa thích các sản phẩm có thương hiệu, có uy tín lâu năm trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 73 - 74)