Chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc cho Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 85 - 86)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.6.2. Chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc cho Công

Ty.

Quán triệt đường lối của Đảng, góp phần ổn định nền kinh tế, các doanh nghiệpxuất nhập khẩu dệt may sẽ cố gắng khai thác triệt để tiềm năng, chuẩn bị hành trang để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo công ăn việc lam, tăng thêm thu nhập cho người lao động…trên tinh thần đó, doanh nghiệpxuất nhập khẩu dệt may phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm đến năm 2020 về kim ngạch xuất khẩu thì kế hoạch dự kiến tăng không đáng kể so với kết quả thực hiện hai năm trước. Các yêu cầu các doanh nghiệp phải lập kế hoạc đồng thời cụ thể hoá từng mặt hàng kinh doanh, chú ý tập trung vào từng mặt hàng trọng điểm nhằm thực hiện tốt mục tiêu chung của từng công ty. Ngoài ra ban lãnh đạo doanh nghiệpsẽ phải đưa ra các giải pháp xuất khẩu cho từng phòng, từng mặt hàng và hướng tới tất cả các phòng kinh doanh đều làm xuất khẩu. Từng phòng sẽ lên phương án kinh doanh, nguồn vốn cần thiết trong hoạt động đó và các nhu cầu cần hỗ trợ từ phía công ty. Để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của công ty, doanh nghiệpđã đưa ra phương hướng khai thác nguồn nguyên liệu, nguồn hàng từ nhiều phía để chuyển dịch sang hình thức xuất khẩu trực tiếp, đưa ra giá cạnh tranh trên thị trường.

Trong thời đại ngày nay khi ngành dệt may rất phát triển và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệplà luôn phải giữ vững những khách hàng truyền thống, đồng thời phải tích cực trong công tác

thu hút thêm những khách hàng mới. Mở rộng, phát triển thị trường là hình thức làm tăng thêm khách hàng cho công ty, tạo thêm tên tuổi, nhãn mác về hàng hoá cũng như chính doanh nghiệptrên những thị trường mới, khách hàng mới. Thông qua đó danh tiếng của doanh nghiệpsẽ được biết đến một cách rộng rãi hơn mức độ quen thuộc sẽ tăng lên và từ đó có thể làm thay đổi nhãn mác hàng hoá tiêu dùng của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)