Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 58 - 62)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.1. Kết quả đạt được

Tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam càng được khẳng định. Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đang được hồi phục, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tăng gấp 3 lần từ 1,2 tỷ USD năm 2010 lên hơn 3,8 tỷ USD năm 2018. Dự kiến trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn lên cao hơn nữa khi quan hệ thương mại Việt - Nhật ngày càng phát triển. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật bản (Hiệp định EPA) cũng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một mốc đánh dấu quan trọng cho mối quan hệ song phương ấy. Hiện nay, thị trường Nhật đã trở thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang được cải thiện, chiếm khoảng đến 11,4% năm 2018. Tuy thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc nhưng thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật vẫn cao hơn rất nhiều các nước trong ASEAN. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật ngày càng tăng.

Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dệt may nước ta đã và đang thích ứng với những nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản.

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản được thực hiện dưới hình thức gia công xuất khẩu. Trong những năm qua, gia công xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đã phát huy được nhiều ưu điểm như hỗ trợ các doanh nghiệp may các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đồng thời gia công, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành sản xuất của một quốc gia tiên tiến về khoa học công nghệ như Nhật Bản và quan trọng nhất là đảm bảo cho các doanh nghiệp may khả năng tiêu thụ hàng, các doanh nghiệp may thực chất là sử dụng mạng lưới tiêu thụ, các kỹ năng kinh nghiệm tiêu thụ của công ty Nhật rồi từ đó nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật, có điều kiện tập dượt cho việc độc lập thâm nhập thị trường mới, nhất là thị trường Nhật Bản - một thị trường cạnh trnh khốc liệt và rất khó tính. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trên thế giới nhiều nước đang phát trển đã nhờ vận dụng gia công xuất khẩu mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,…

Ngành dệt may phát triển góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng, hàng hóa Việt Nam nói chung không chỉ ở thị trường Nhật mà ở cả nhiều thị trường khác. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong 3 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi vì thị trường Nhật nổi tiếng là khó tính, khi đã chinh phục được thị trường này hàng dệt may nước ta hoàn toàn có thể tự tin mở rộng sang các thị trường khác. Trong những năm vừa qua, bằng việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nước ta đã có những bước phát triển rất to lớn. Hầu hết các doanh nghiệp dệt được hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay, nhiều nhà máy có lịch sử gần 100 năm như Dệt Nam Định, Dệt 8/3… trong quá trình hoạt động, những nhà máy này cung cấp phần lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành may trong nước và may xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm dệt may sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, được sự

hổ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, cùng với những bước đi đúng đắn, các doanh nghiệp dệt quốc doanh đã đổi mới được 45% trang thiết bị công nghệ. Những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là Dệt 8/3, Dệt Phong Phú, Dệt kim Đông Xuân… Do vậy mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh tăng nhanh. Năm 2018 chỉ xét riêng về mặt hàng vải, sản lượng đạt khoảng 307 triệu mét, chiếm 70% tổng số lượng toàn ngành.

Đối với ngành may, đã gặt hái được khá nhiều thành công. Các doanh nghiệp may đang đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến. Năng lực sản xuất tăng cao, sản phẩm sản xuất có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc… trên thị trường Nhật Bản. Lượng xuất khẩu FOB liên tục gia tăng, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 1,243 tỷ USD tăng 37,46% so với năm 2018, trong đó nổi lên một số doanh nghiệp như May Thăng Long, May Nhà Bè, May Việt Tiến, May Đức Giang… cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, sắp xếp lại các dây chuyền công nghệ sản xuất cho thích hợp, tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao kỷ thuật vận hành ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Các công ty như Công ty cổ phần May 10, công ty May Việt Tiến là hai đơn vị có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là công ty TNHH Triumph International và công ty May Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trí thứ ba là công ty May Đức Giang với 17 triệu USD và thứ tư là công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD. Ngành dệt may đang ngày càng phát triển với một nhịp độ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Như vậy trên đây là những thành tựu mà ngành dệt may Việt Nam đã đạt được trong thời đại hội nhập nền kinh tế quốc tế , đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may sang thị trương EU đã góp phần to lớn trong phát triển ngành dệt may nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Tạo được công an việc làm cho hàng nghìn người lao động, giảm lượng thất nghiệp, cải thiện được đời sống người lao động và góp phần bình ổn an ninh xã hội. Trong tình hình hiện nay, những mặt hạn chế của gia công hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật Bản đã bộc

lộ, và có lúc đã cản trở sự phát trển, tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Điểm đầu tiên dễ nhận thấy là giá gia công thường thấp (chiếm một phần rất thấp trong giá thành sản phẩm) nay lại càng xuống thấp hơn. Nguyên nhân là do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này (Châu Á), lại cộng thêm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Đông Nam á nên gia công của công ty chịu thêm sức ép giá gia công thấp từ phía các quốc gia đang bị khủng hoảng kinh tế như Thái Lan, Indonesia…

Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện rõ hơn hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu về hàng dệt may nói chung và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Những văn bản điều chỉnh những sản xuất, xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng như các văn bản chỉ đạo của Quốc Hội, Chính Phủ về đẩy mạnh hàng xuất khẩu ban hành là kim chỉ nam cho các hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn mới. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là quy định của Hiến pháp và pháp luật là việc làm cần thiết. Đây thực sự là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định về tạo nền tảng cơ bản của hoạt động về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản trong những năm trở lại đây.

Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản. Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản đã góp phần hình thành các cơ quan NN về quản lý và thực thi pháp luật về lĩnh vực này. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách nói trên đã góp phần quan trọng trong việc đưa các văn bản xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian qua. Nhằm kết nối các thông tin của cơ quan NN với cá nhân, tổ chức để có sự thông tin hai chiều thì các cơ quan nhà nước đã xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử, trong đó đã có mục rõ ràng về tăng cường hoạt động về xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, những buổi

tọa đàm về pháp luật của Nhật Bản nói chung và xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của nước ta là kênh cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hiểu rõ với hệ thống pháp luật của Nhật Bản về lĩnh vực này. Qua đó, trang bị cho các chủ thể những kiến thức cần thiết, thông tin về pháp luật xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản trong thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)