Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 91 - 94)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.7.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm

Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình. Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hoá khác nhau. Trong ngành dệt may

thì đây là điều hết sức quan trọng vì thị hiếu, xu hướng thời trang luôn luôn thay đối. Quan niệm về thẩm mỹ trong thời trang cũng khắt khe hơn nhiều so với nhiều các hàng hóa khác. Các doanh nghiệp dệt may cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật. Qua đó, doang nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Hiện nay lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng, hơn nữa lại có nhiều người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam nên việc tăng cường tiếp thị tại chỗ qua các hoạt động trình diễn thời trang trong các buổi giới thiệu văn hóa Việt ở những điểm du lịch. Các hội trợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật. Các doanh nghiệp dệt may cần tranh thủ lấy những cơ hội này để quảng bá hơn nữa hình ảnh về sản phẩm dệt may nước ta.

Doanh nghiệp cần phải tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác. Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable v.v được đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.Tuy nhiên, một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự phối kết hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và nếu không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà các nhà xuất khẩu nên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất.Nói tóm lại, có rất nhiều cách thức quảng cáo, tiếp thị, thâm nhập thị trường nhưng tính hiệu quả đạt được cao hay thấp còn phụ

thuộc vào các yếu tố như: Loại sản phẩm mang đi tiếp thị quảng cáo; Tên nhãn hiệu của hàng hoá đối với mỗi thị trường cụ thể; Loại hình quảng cáo, phương tiện quảng cáo và đối tượng khách hàng …

Doanh nghiệp dệt may có thể sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành. Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC ( Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường... (JESA-II). Chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. JESA-I giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng đại diện JETRO hoặc qua Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Bộ phận thị trường Nhật).

Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta cũng cần phải quan tâm tới cac quy định có liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản. Luật hàng hoá đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu với các thông tin sau: loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha; cách giặt và sử dụng; loại da được sử dụng; nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ.Ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào Nhật cần biết một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa:Luật trách nhiệm sản phẩm, Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản-JIS, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (EPA).

Nhìn chung, đối với ngành dệt may Việt Nam, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành

công của Nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)