Các chính sách của Ấn Độ liên quan đến ngành dệt may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39 - 43)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.2 Các chính sách của Ấn Độ liên quan đến ngành dệt may

- Chính sách thu hút đầu tư “Make In India”

Vào tháng 9/2014, chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng kế hoạch "Make in India" (không phải "Made in India") nhắm tới thu hút đầu tư cho các cơ sở hạ tầng, sản xuất, thúc đẩy cải cách, tăng cường kỹ năng của người lao động, bảo vệ bản quyền trí tuệ cũng như xây dựng một hệ thống hoàn thiện cho ngành sản xuất. Dự án này được điều phối bởi Bộ Công thương Ấn Độ. "Make in India" bao trùm 25 lĩnh vực kinh tế Ân Độ, cho phép FDI tới 100% ở 22 lĩnh vực, chỉ ngoại trừ công nghiệp không gian vũ trụ (giới hạn FDI 74%), công nghiệp quốc phòng (49%), và truyền thông - media of India (26%).

Ngay sau khi kế hoạch được triển khai, Ấn Độ đã nhận được 230 tỷ USD cam kết đầu tư trong khoảng 2014-2016. Như một kết quả tất yếu vào năm 2015, Ấn Độ trở thành điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới với 60,1 tỷ USD, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc. Bước sang niên khóa 2016-2017, quốc gia này vẫn nhận được 60 tỷ USD FDI. Cùng với nhiều chương trình thu hút đầu tư và đẩy mạnh sản xuất khác, tính đến cuối năm 2017 Ấn Độ đã tăng 42 bậc trong bảng xếp hạng môi trường làm ăn thuận lợi (Easing of doing Business Index), tăng 32 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới (GCI của WEF), tăng 19 bậc trong bảng xếp hạng về hậu cần Logistics (LPI).

Nếu tính trong giai đoạn 2016 - 2018, Ấn Độ đã nhảy 100 bậc trong bảng xếp hạng 190 nước về môi trường kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng thế giới (World Bank). Ngành sản xuất của Ấn Độ hiện chỉ đóng góp 15% vào tổng GDP cả nước và "Make in India" được xây dựng nhằm đưa con số này lên 25%. Theo nhiều dự báo, ngành sản xuất Ấn Độ được kỳ vọng sẽ đóng góp 1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế vào năm 2025.

Để đạt được thành tích như vậy, ngoài định hướng từ sớm của chính phủ Ấn Độ thì cả nước họ thật sự hành động chứ không phải chỉ hô hào, hô khẩu hiệu, nói suông. Hàng loạt các bang tại Ấn Độ đã thực hiện những dự án thu hút vốn đầu tư của riêng mình ngoài kế hoạch "Make in India" của chính phủ. Ví dụ như "Make in Odisha", "Happening Haryana", "Magnetic Maharashtra"… Nói một cách đơn giản, toàn thể cơ quan, ban ngành, từ trung ương xuống địa phương của Ấn Độ đều nghiêm túc thi hành kế hoạch thu hút vốn đầu tư và cải cách kinh doanh.

- Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ đã và đang đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng dệt may. Chính phủ nước này cho phép 100% vốn FDI được đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp dệt may hoạt động theo cơ chế tự động. Một số đề nghị được đề cập trong Ngân sách quốc gia 2017/18 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may bao gồm:

+ Khuyến khích các công ty mới đầu tư vào những lĩnh vực như hàng may mặc đan len bằng cách tăng phân bổ ngân sách cho ngân hàng Mudra từ mức 20,4 tỉ USD lên 36,6 tỉ USD.

+ Nâng cao trình độ, tay nghề công nhân với mức đầu tư 330 triệu USD + Chính phủ Ấn Độ dự định giới thiệu gói hỗ trợ cho ngành dệt máy bao gồm: hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm, phát triển cụm, nâng cấp các máy dệt lỗi thời, các ưu đãi về thuế và hỗ trợ thị trường. Điều này giúp cải thiện tình trạng của ngành dệt may hiện nay tại Ấn Độ.

+ Bộ Dệt may Ấn Độ ký kết Bản ghi nhớ thoả thuận với 20 công ty thương mại điện tử với mục tiêu cung cấp một nền tảng giúp các thợ dệt và thợ thủ công tại các cụm dệt và thủ công khác nhau có thể trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Bản ghi nhớ có giá trị khoảng 1,3 tỉ USD trong các lĩnh vực khu công nghiệp dệt may, chế biến hàng dệt may, máy móc, phát triển mặt hàng thảm, v.v.. được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Vibrant Gujaratt.

+ Khánh thành trung tâm sản xuất hàng may mặc đầu tiên của Meghlaya nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho người dân đồng thời phê chuẩn 4,8 triệu USD để quảng bá các sản phẩm dệt tay.

+ Thông báo một loạt cải cách hỗ trợ người lao động với mục tiêu tạo ra khoảng 11,1 triệu công ăn việc làm trong ngành công nghiệp may mặc, đồng thời tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này lên mức 12,09 tỉ USD trong vòng 3 năm tới.

+ Vào tháng 11 năm 2016, Chính phủ thực hiện chính sách hoàn thuế cho tất cả các sản phẩm dệt đồng thời gia tăng mức hoàn thuế trong một số trường hợp trong 1 năm để đẩy mạnh xuất khẩu.

Kết luận chương 1

Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản trong những năm trở lại đây đã và đang đóng góp vô cùng quan trọng và cụ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động tăng cường thu ngân sách của các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tế. Việc xác định đặc điểm, tính tất yếu, những yếu tố đảm bảo trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống kinh tế tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh trong sự phát triển của nền kinh tế thế giưới. Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Cùng với thời gian thì những quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật là quá trình đưa pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chương I của Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản. Trên cơ sở lý luận về vấn đề này ở Chương I, tác giả vận dụng thực tiễn áp dụng ở nước ta trong những nay trở lại đây và đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kết quả đạt được trong việc áp dụng và những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành, từ đó tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế được trình bày trong Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39 - 43)