Một số nét chính về thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1.1 Một số nét chính về thị trường Nhật Bản

Với dân số 126 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 4.872 tỷ USD vào năm 2018, Nhật Bản đang là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc. Trong đó khu vực dịch vụ đóng góp hơn 70% GDP của cả nước gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bất động sản và các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật là trụ cột chính về dịch vụ. Với tầm quan trọng ngày càng giảm của các ngành nông nghiệp và khai khoáng (đóng góp ít hơn 1% vào GDP), thì ngành sản xuất và xây dựng chiếm phần còn lại của GDP. Thiết bị vận tải, thực phẩm và đồ uống là những ngành sản xuất chính của Nhật Bản. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang là một trong những quốc gia nhập khẩu lớn, với kim ngạch nhập khẩu năm 2018 đạt 748 tỷ USD1, đứng thứ 5 trong số các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong 2018 đạt khoảng 1.0%2 thấp hơn so với năm 2017 tuy nhiên đã phục hồi hơn rất nhiều so với thời kỳ 2009 sau khi bong bóng kinh tế bùng nổ. Tình hình kinh tế chậm chạp chủ yếu do chịu ảnh hưởng từ tình trạng già hóa dân số, sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng do sự gia tăng của thuế doanh thu tăng từ 5% lên 8% trong tháng 4 năm 2014 và sự suy giảm trong xuất khẩu do đồng Yên tăng giá trong thời điểm Brexit và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong cuộc điều tra hàng quý do Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) công bố vào tháng 12 năm 2016, chỉ số khuếch tán cho các nhà sản xuất lớn đứng ở mức 10, tăng 4 điểm so với tháng 9 năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43)