Giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 74 - 76)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Giải pháp đối với Nhà nước

Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu dệt may nói riêng đều cần có một môi trường kinh doanh thuận lợi để có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Môi trường kinh doanh có tốt thì doanh nghiệp mới có thể phát triển hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Một trong các yếu tố quan trọng của môi trường kinh doanh rất quan trọng mà ta phải nhắc tới đó là yếu tố chính trị. Yếu tố này chịu nhiều tác động

của các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sau đây em xin đưa ra một vài giải pháp đối với Nhà nước để tạo thuận lợi hơn nữa cho ngành dệt may nước nhà .

Đầu tiên, Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành sản xuất trồng cây công nghiệp như bông, đay, gai … nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước .Đó là những hỗ trợ về giống cây trồng, giảm thuế nhập khẩu phân bón, cử chuyên gia hỗ trợ nông dân trồng cây. Hiện nay, mặc dù Nhà nước ta chủ trương hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may nhưng hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu .Do chúng ta phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài nên giá thành sản xuất cũng cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực ,đặc biệt là Trung Quốc .Qua việc phát triển trồng cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, hàng dệt may nước ta sẽ chủ động hơn về nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế tối đa sự biến động của giá cả nguyên phụ liệu.

Thứ hai, giảm thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng cần đẩy nhanh quá trình mở rộng, phát triển Hải quan điện tử nhằm giảm bớt các thủ tục rườm rà khi doanh nghiệp đi khai báo hàng dệt may xuất khẩu, nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa các hoạt động liên quan tới vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho ngành dệt may. Hiên nay, phần lớn các công nhân dệt may nước ta vẫn còn kém về tay nghề, năng suất lao động chưa cao. Phần lớn lao động ngành dệt may mới tuyển dụng đều trình độ mới chỉ hết cấp 3 và chưa có kinh nghiệm sử dụng máy may công nghiệp.

Thứ tư, Nhà nước cũng cần quan tâm tới việc hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để có thể đầu tư, nâng cấp, thay mới các máy móc, trang thiết bị phục vụ ngành dệt may. Bới lẽ, máy móc thiết bị ở nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta vẫn còn lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp dệt may cần phải có một lượng tiền lớn để có thể đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị.

Số vốn này khó có thẻ huy động được tức thời nếu như Nhà nước không hỗ trợ về chính sách tín dụng với doanh nghiệp.

Thứ năm, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật Bản, giới thiệu cho người tiêu dùng Nhật Bản biết nhiều hơn các thông tin về sản phẩm dệt may Việt Nam. Điều này chúng ta có thể thực hiện được thông qua tổ chức các buổi Hội trợ, triển lãm hàng dệt may, các buổi giao lưu văn hóa giới thiệu thời trang Việt Nam …

Thứ sáu, phát triển hơn nữa Hiệp hội các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, và nhiều thị trường khác. Thông qua việc nắm rõ các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội doanh nghiệp có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu, và đưa ra các chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp.

Thứ bảy, Nhà nước cũng cần đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt may hơn nữa. Đó có thể là những ưu đãi về tiền thuế sử dụng đất vào việc mở nhà máy xuất khẩu hàng dệt may, đối xử công bằng giữa doanh nghiệp dệt may trong nước và doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài, tăng lượng kiều hối được phép chuyển ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp FDI, giảm bớt thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may, và phát triển hơn hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)