Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 94 - 95)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Đầu tiên, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ quy hoạch các khu công nghiệp hoặc các khu kinh tế trọng điểm của đất nước, trong đó có KCN dệt may.

Cùng với sự phát triển các KCN, KKT, Chính phủ cần xây dựng chiến lược dài hạn để kết nối hạ tầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các khu này, làm sao để vận chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất và quan trọng là tạo nguồn lực thu hút nhân lực đến các KCN, hạn chế hiện tượng di dân từ các địa phương về KCN.

Bên cạnh đó, một tiêu chuẩn rất quan trọng của hàng dệt may xuất khẩu đang được các “buyer” (người mua, đầu mối buôn hàng) quan tâm là chất lượng nhà xưởng và nguồn gốc xơ, sợi, dệt, nhuộm hoàn tất. Để đạt được yếu tố này, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ quan tâm đến việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh sạch cho người dân và cũng là bảo đảm cho sản phẩm của ta xuất khẩu sang các nước được đón nhận.

Doanh nghiệp biết rằng việc này sẽ khó khăn bởi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn rất tốn kém, thời gian thu hồi vốn lâu nên chủ các KCN thường không làm được. Tuy nhiên, khi chúng ta có các hệ thống xử lý nước thải sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là DN FDI vào xây dựng các nhà máy sản xuất sơ, sợi và dệt, nhuộm hoàn tất.

Chính phủ cũng cần ổn định cơ chế chính sách từ thuế, hải quan, lao động, tiền lương, BHXH, BHYT minh bạch, rõ ràng để DN yên tâm kinh doanh, không phải lo suốt ngày “đối phó” với những chính sách thay đổi liên tục.

Bộ Công Thương sớm có phản hồi và có hỗ trợ cụ thể các khó khăn của ngành dệt may mà Bộ Công Thương đang nghiên cứu/đã báo cáo Chính phủ về xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.

Cần quản lý tốt hơn các dự án đầu tư vào dệt may, đối với cả các doanh nghiệp FDI và trong nước, đồng thời, không kêu gọi doanh nghiệp FDI vào ngành may;

Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam phù hợp với tốc độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam; Thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp. Ban hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ xuất khẩu;

Bộ công thương cần hỗ trợ sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp dệt may. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may. Ban hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến. Tăng giới hạn làm thêm giờ trong 1 năm, bỏ quy định khống chế giờ làm thêm trong tháng mà chỉ quy định giờ làm thêm trong năm để doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 94 - 95)