Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, hàng dệt may nước ta sang Nhật còn tồn tại những mặt còn hạn chế như sau :

Mặt hạn chế đầu tiên mà ta có thể dễ dàng nhận thấy là thị phần hàng dệt

may trên thị trường Nhật Bản của nước ta hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé chỉ khoảng từ 11% tới 13%, thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (60%). Khả năng mở rộng thị phần hàng dệt may nước ta trên thị trường Nhật Bản trong những năm trước 2018 vẫn còn chưa tương xứng với quan hệ hai nước. Trong 5 năm từ 2011 tới 2017 mới chỉ chiếm được thêm 2% thị phần.Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ mở rông thị phần hơn nữa trong thời gian tới khi Hiệp định EPA đi vào thực tiễn, hàng dệt may nước ta sẽ có thêm lợi thế ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Hai là xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật vẫn chưa thật sự bền vững, ổn định. Ta có thể thấy rõ điều này khi kim ngạch dệt may thay đổi thất thường trong

những năm trở lại đây. Bên cạnh đó, trong tỷ trọng hàng dệt may nước ta trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang thị trường truyền thống này có dấu hiệu suy giảm. Thứ ba, số lượng doanh nghiệp dệt may nước ta có thể xuất khẩu sang Nhật tuy có tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng số hơn 2014 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nước ta năm 2018.

Phải khẳng định rằng, xét về mặt chất lượng hàng hoá, Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất thế giới. Những khiếm khuyết mà ở

các quốc gia khác không thành vấn đề nhưng ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn độ bền và chất lượng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau nhưng cùng chủng loại phải tuân thủ. Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã có những dấu hiệu phục hồi, người tiêu dùng Nhật Bản đã chấp nhận những sản phẩm có chất lượng thấp hơn đổi lấy giá cả rẻ hơn nhưng quan điểm về chất lượng của họ để lại một dấu ấn trong cách đánh giá sản phẩm trước khi mua chúng. Các doanh nhân Nhật Bản trong chuyến thăm quan các nhà máy may của tổng công ty dệt may Việt Nam do cơ quan xúc tiến mậu dịch Nhật Bản tổ chức có nhận xét:

Về chất lượng hàng may của tổng công ty, khách hàng Nhật Bản có phản ánh như sau:

- Sản phẩm có quá nhiều công đoạn phải cắt nối và cắt thiếu chính xác. - Có lỗi ở đường khâu.

- Lớp lót bị sổ.

- Đôi khi khuy áo đứt ngay sau khi mặc. - Hàng khuy chưa thẳng.

-Các đường viền chưa tốt. - Sai số lớn về kích cỡ.

Những khiếm khuyết về sản phẩm nêu trên có thể quy về hai nguyên nhân cơ bản sau:

+ Trình độ tay nghề, kỷ luật lao động của công ty còn thấp (1) + Thiết bị máy móc lạc hậu (2).

Ví dụ như cắt thiếu chính xác, sai số về kích cỡ là do nguyên nhân (1) còn các lỗi ở đường khâu, hàng khuy chưa thẳng là do thiết bị.

Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công ty nhằm khắc phục những tồn tại của tổng công ty như là:đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên,

nghiêm túc thực hiện kỷ luật lao động. Ngoài ra công ty nên trú trọng vào việc lựa chọn những nguồn hàng cung cấp có chất lượng cao để giữ uy tín đối với

Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt Việt Nam chưa có chính sách đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt thích hợp, đặc biệt là các nhà máy hóa chất ( vì nó là cơ sở cho ngành dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm ). Các sản phẩm của các doanh nghiệp dệt vẩn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành may trong nước đặc biệt là may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khát khe. Do chi phí lớn, gia thành cao, chất lượng lại không đảm bảo, công tác thiết kế, nhất là tạo khuôn mẩu chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của ngành và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, mới chỉ có khoảng 30% sản lượng các doanh nghiệp quốc doanh được xuất khẩu.

Các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu là chủ yếu, nguồn cung ứng không ổn định dẩn đến sự không đúng hẹn với các khách hàng về lịch giao sản phẩm dệt may, nên khó tạo ra được sự tin tưởng lẩn nhau trong kinh doanh, uy tín không được nâng cao. Các vùng trồng bông và sản xuất bông vẩn còn rời rạc chưa tậpp trung nên việc cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành hàng công nghiệp dệt may chưa đầy đủ. Do vậy tốn kém rất nhiều chi phí về vận chuyển và thời gian làm mất cơ hội kinh doanh lớn.

* Đối với ngành may: Trong quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì các sản phẩm dệt may Việt Nam có chất lượng chưa cao, mẩu mã còn đơn giản chưa phong phú đa dạng… bên cạnh đó hàng dệt may Việt Nam lại bị Nhật Bản quản lý bằng hạn ngạch, hàng rào phi thuế, các tiêu chuẩn kỷ thuật về nhãn mác và bao bì, rào cản kỹ thuật. Trong khi đó, tại thị trường này, hàng dệt may Việt Nam lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm dệt may của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… và các nước khác. Như vậy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam vẩn còn tồn tại nhiều bất cập:

Thứ nhất, ngành dệt chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành may xuất khẩu nên ngành may vẩn chủ yếu làm gia công cho nước ngoài ( 80% là làm gia công ) với giá trị gia tăng thấp dẩn tới kim ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thực tế thu được không nhiều.

Thứ hai, xét về phía chủ quan, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, hiểu biết luật lệ và văn hóa kinh doanh của thị trường Nhật Bản còn hạn chế, do vậy mà thất bại trong việc thâm nhập đoạn thị trường mới cũng như mở rộng thị phần của mình trên thị trường khó tính Nhật Bản.

Thứ ba, Nhà nước cũng chưa có những chính sách hổ trợ tích cực, hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế, xúc tiến Thương mại, tìm kiếm thông tin thị trường, nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và sự hổ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa đạt được mức mong muốn.

Thứ tư, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có tính tự chủ trong công tác chọn nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và tìm kiếm những khách hàng thân quen, khách hàng lớn, để làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam cũng chưa có chính sách thiết lập quan hệ đói tác trực tiếp với các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Dệt may Việt Nam vẩn chưa tận dụng được thế mạnh của mình là giá nhân công rẻ, từ đó có thể liên doanh, liên kết với các đối tác ở Nhật Bnar theo kiểu cùng nhau sản xuất. Việt Nam có thể sử dụng nhân công, nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm dệt may, còn phia đối tác chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

Nguyên nhân những hạn chế

Những hạn chế kể trên của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu xuất phát từ các điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam và cả những rủi ro từ phía môi trường kinh doanh trong nước, thế giới đem lại. Sau đây em xin đưa ra một vài lý do chủ yếu:

Một là do nguyên phụ liệu dệt may nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm 70% tổng giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu) nên hàng dệt may nước ta luôn có giá thành sản xuất cao hơn so với Trung Quốc. Do đó, hàng dệt may nước ta khó có thể cạnh tranh được về giá so với hàng của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung.

Hai là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua làm cho giá cả biến động khó lường. Nhiều nguyên phụ liệu dệt may đang trên đà tăng giá mạnh mẽ. Giá cả các yếu tố đầu vào khác cũng tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta vô cùng khốn đốn.

Nguyên nhân thứ ba mà ta phải kể tới là sự gia tăng áp lực cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh truyền thống là Trung Quốc, EU, các nước khác trong ASEAN, chúng ta cũng bắt gặp thêm không ít đối thủ khác thuộc khu vực Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông. Các đối thủ cạnh tranh ấy đều có tham vọng mở rộng thị phần tại Nhật nên ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Thứ tư, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)... Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.

Thứ năm, kiểu dáng và mẫu mã hàng dệt may nước ta khó có thể theo kịp các nước khác trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Khả năng tự thiết kế của nước ta còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.

Thứ sáu, sản phẩm dệt may nước ta chỉ có một số ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cũng như nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Một vài doanh nghiệp có thể kể đến

là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Công ty Yotsuba Dress Việt Nam, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3…

Thứ bảy, nhiều doanh nghiệp dệt may chưa chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Đối với nhiều doanh nghiệp thương hiệu vẫn là khái niệm khá mới mẻ, và không được quan tâm đúng mức. Vì thiếu hiểu biết về vấn đề thương hiệu nên nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ trên thị trường.

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện và giáo dục các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của Nhà nước Việt Nam đã đề ra. Việc thi hành và áp dụng các điều kiện quan trọng nhằm tạo điều kiện để xuất khẩu hàng xuất khẩu sang nước ngoài của hàng dệt may đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Viêt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được cấp có thẩm quyền triển khai kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ở một số doanh nghiệp cần thiết có sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm thẩm quyền như Uỷ ban nhân dân các cấp, các ban, ngành và bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự quan tâm tới công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến doanh nghiệp. Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật về xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản chưa thật sự chặt chẽ và hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý chưa làm tròn trách nhiệm theo quy định của pháp luật về vấn đề này; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ. Do đó, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chương 3 dưới đây tác giả sẽ đưa ra một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT

BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới

3.1.1. Tng quan quan h kinh tế Vit Nam – Nht Bn

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, dệt may nói riêng. Sau hơn nhiều năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Bằng chứng cụ thể nhất là sự gia tăng kinh ngạch hai chiều giữa hai nước ,tổng kinh ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật và Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một đối tác, bạn hàng tin cậy. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quan 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp dệt may tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá cả ,chất lượng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu về hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết hai hiệp định thương mại (FTA) lớn gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Theo nội dung Hiệp định VJEPA về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021, từ 1 tháng 1 năm 2018 thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8%. Cũng theo hiệp định này ít nhất 86% hàng nông – lâm – thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7%. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được ký vào ngày 1/4/2008 và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Bộ Công thương có 7264 trên tổng số 9111 dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật đều được hưởng mức thuế suất 0% kể từ khi ký kết trong vòng 10 năm.. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN–Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá.

Ngoài ra, Việt Nam và Nhật còn ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (EPA) vào ngày 25/12/2008. Hiệp định EPA là cơ sở cho việc miễn giảm thuế 98% giá trị thương mại song phương trong 10 năm tới . Theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62)