3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Tổng quan quan hệ kinh tế Việt Nam –Nhật Bản
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, dệt may nói riêng. Sau hơn nhiều năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Bằng chứng cụ thể nhất là sự gia tăng kinh ngạch hai chiều giữa hai nước ,tổng kinh ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật và Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một đối tác, bạn hàng tin cậy. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quan 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp dệt may tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá cả ,chất lượng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu về hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết hai hiệp định thương mại (FTA) lớn gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Theo nội dung Hiệp định VJEPA về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021, từ 1 tháng 1 năm 2018 thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8%. Cũng theo hiệp định này ít nhất 86% hàng nông – lâm – thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7%. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được ký vào ngày 1/4/2008 và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Bộ Công thương có 7264 trên tổng số 9111 dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật đều được hưởng mức thuế suất 0% kể từ khi ký kết trong vòng 10 năm.. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN–Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá.
Ngoài ra, Việt Nam và Nhật còn ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (EPA) vào ngày 25/12/2008. Hiệp định EPA là cơ sở cho việc miễn giảm thuế 98% giá trị thương mại song phương trong 10 năm tới . Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam sẽ giảm dần xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cũng được hưởng nhiều ưu đãi nếu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN. Cụ thể, hàng dệt may sẽ được hưởng ưu đãi với thuế suất 0% so với mức thuế suất 5% đến 10% trước đây. Dự kiến hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật trong năm 2009 sẽ đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD.
Nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản đang nhập hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang nhập từ Việt Nam để tận dụng lợi thế thuế nhập khẩu thấp hơn theo Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Trong nửa đầu năm
2009, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam tăng 20%, đạt 440 triệu USD. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng con số này sẽ vượt quá 1 tỷ USD vào năm nay.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã được thế giới công nhận, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các mặt hàng thời trang cao cấp bị hạn chế trong tiêu thụ, thay vào đó các sản phẩm cấp thấp hơn được người tiêu dùng Nhật lựa chọn. Do vậy, các đơn hàng có đơn giá thấp, chất lượng ở mức bình thường không cao lắm có được lợi thế và gia tăng xuất khẩu vào Nhật. Đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may nước ta vào Nhật trong thời điểm hiện nay khi mà gói kích cầu đang phát huy tác dụng.
Ngành dệt may Việt Nam đã và đang được hưởng nhiều khuyến khích từ các chính sách của Chính Phủ. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp thu thuế mới vào cuối tháng 4 nhằm khuyến khích tiêu dùng và có một số biện pháp riêng cho mặt hàng dệt may. Thuế suất VAT được giảm một nửa cho mặt hàng dệt, quần áo và một vài sản phẩm khác. Thời hạn nộp thuế VAT cũng được gia hạn cho một số mặt hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, các công ty giày dép và quần áo cũng được hưởng lợi từ việc được miễn trừ một vài loại thuế thu nhập.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm quan trọng mà khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu dệt may là hàng nhập khẩu, chiếm phần lớn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu
được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)... Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Khả năng tự thiết kế của nước ta còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. Đồng thời, ngành dệt may nước ta đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ .Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống như Trung Quốc (hiện đang chiếm thị phần hàng dệt may lớn nhất ở Nhật), EU, các nước ASEAN… còn xuất hiện thêm những đối thủ cạnh tranh mới. Các nước này luôn có tham vọng mở rộng hơn nữa thị phần của mình trên đất Nhật. Bằng chứng là các đối thủ cạnh tranh này không ngừng đưa ra những mặt hàng quần áo không chỉ đẹp về hình thức mà chất lượng ngày càng cao. Thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của nước ta hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé chỉ khoảng từ 10% tới 13%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (từ 60% tới 80%). Điều này khiến cho ngành dệt may nước ta càng thêm khó khăn hơn trên thị trường Nhật Bản.
Khó khăn thứ sáu đối với hàng dệt may nước ta là những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn của Nhật Bản)
gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của Việt Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch… những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoànthiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.
Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những DN vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)…