Một số nét nổi bật về ngành Dệt may của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 37 - 39)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Một số nét nổi bật về ngành Dệt may của Ấn Độ

Ngành Dệt may đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Ấn Độ, đóng góp 14% sản lượng công nghiệp và 4% cho GDP của quốc gia, cung cấp việc làm cho hơn 45 triệu nhân công, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Quy mô của thị trường dệt may Ấn độ năm 2016 đạt khoảng 137 tỉ USD, và được dự đoán sẽ chạm mốc 226 tỉ USD vào năm 2023, đạt mức tăng trưởng hàng năm kép CAGR 8,7% trong giai đoạn 2009-2023. Tháng 6 năm 2017, chính phủ Ấn Độ đã và đang triển khai chính sách mới nhằm mục tiêu đưa xuất khẩu dệt đạt 300 triệu USD trong giai đoạn 2024-2025 và tạo ra 35 triệu việc làm mới.

Biểu đồ 1.1 Quy mô thị trường dệt may Ấn Độ (Tỷ USD)

(Nguồn: Technopak, News articles, Bộ Dệt May, Aranca Research)

70 78 89 99 108.5 137 223 0 50 100 150 200 250 2009 2010 2011 2014 2015 2016 2021 (E)

* Một số nét trong sự chuyển mình của ngành dệt may Ấn Độ

- Trước những năm 1990:

+ Nhà máy dệt bông đầu tiên của Mumbai được thành lập năm 1854.

+ Nhà máy bông đầu tiên của Ahmedabab được thành lập năm 1861, trở thành một trung tâm cạnh tranh với Mumbai

- Giai đoạn 1901 – 2000:

+ Số lượng nhà máy tăng từ 178 vào năm 1901 lên 417 vào năm 1945. + Trong số 423 nhà máy của toàn Ấn Độ ban đầu, sau chia tách, Ấn Độ nhận về 409 và 14 nhà máy còn lại thuộc về Pakistan.

+ Năm 1999, TUFS được thành lập nhằm cung cấp nguồn vốn cho nâng cao công nghệ.

+ TMC được triển khai để giải quyết những vấn đề liên quan tới sản lượng thấp và cơ sở hạ tầng.

+ Năm 2000, NTP được công bố phục vụ sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp dệt may.

- Giai đoạn 2000 – 2015:

+ SITP được triển khai để tạo lập các nhà máy dệt với đủ cơ sở vật chất. + Sau MFA, giá bông được đồng bộ với giá thế giới.

+ Công nghiệp dệt kỹ thuật sẽ là lĩnh vực phát triển mới.

+ TUFS tái cơ cấu và triển khai giúp thu hút nguồn trợ cấp 420,65 triệu USD

- Giai đoạn từ năm 2016:

+ Chiến dịch “Make in India” triển khai và thu hút các nhà sản xuất và FDI.

+ Sứ mệnh công nghệ cho ngành Dệt Kỹ thuật được tiếp tục.

+ Nằm trong Ngân sách chung 2017-18, Chính phủ Ấn Độ đã dành 926.66 triệu USD cho ngành công nghiệp dệt. Trọng tâm của ngân sách này là thu hút nhà sản xuất, cập nhật công nghệ và kiến tạo các Khu Công nghiệp Dệt liên hợp, v.v..

+ Các chỉ số đánh giá cũng được công bố để tăng tốc lưu chuyển hàng xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 37 - 39)