Quản trị tuân thủ đối với NHTM theo Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 29)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Quản trị tuân thủ đối với NHTM theo Hiệp ước Basel II

1.2.1. Khái niệm về quản trị tuân thủ theo Basel

1.2.1.1. Khái niệm về quản trị tuân thủ

Mặc dù không phải là một khái niệm mới, nhưng trong những năm gần đây, rủi ro tuân thủ đã được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi tác động của nó đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín doanh nghiệp.

Tuân thủ (pháp luật và các quy định có tính ràng buộc khác - Corporate Compliance) thuộc phạm vi quản trị tuân thủ của doanh nghiệp nói chung. Tuân thủ là một yêu cầu phổ quát đối với doanh nghiệp tại các nước có nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển ở trình độ cao. Corporate Compliance được hiểu là ý thức tôn trọng và tuân thủ nhằm đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật, bao gồm cả việc phù hợp với các quy tắc khác của đời sống xã hội có liên quan cũng như các quy tắc thực hành kinh doanh do chính doanh nghiệp đưa ra, một cách tự nguyện dựa trên nhận thức và niềm tin của doanh nghiệp (Tăng Văn Nghĩa 2019, tr. 87).

Rủi ro tuân thủ là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt trong trường hợp doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định

19

của pháp luật, vi phạm các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy chế và kể cả các quy định về đạo đức nghề nghiệp; gây ra những tổn thất tài chính hoặc tổn thất uy tín đáng ké cho doanh nghiệp. Nhận thức được rủi ro này, doanh nghiệp cần phải phát triển và duy trì hệ thống quản trị tuân thủ lành mạnh và cần tích hợp vào toàn bộ hệ thống quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động tuân thủ cũng như phòng ngừa, hạn chế rủi ro tuân thủ cần được xem là công tác quan trọng và thường xuyên trong hoạt động của doanh nghiệp.

Tuân thủ nói chung không chỉ được từ phía doanh nghiệp quan tâm, mà chính các quốc gia, tổ chức quốc tế có lĩnh vực hoạt động liên quan thúc đẩy nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt và tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Những quy tắc ràng buộc hoặc những khuyến nghị (luật mềm – softlaw) về chương trình tuân thủ được các tổ chức có liên quan đưa ra đối với doanh nghiệp như: Hướng dẫn của OECD (The OECD good practice guidance for company compliance and ethics

programs)3, hay các quy tắc về tuân thủ đối với ngân hàng thương mại trong Hiệp

ước vốn Basel II4 nhằm tạo ra sự an toàn về vốn và quản lý rủi ro cho các ngân hàng thương mại (Tăng Văn Nghĩa 2019, tr. 87). Tuân thủ của doanh nghiệp là việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, các chính sách, quy chế, quy trình, quy định, quyết định, hướng dẫn, thông báo, chỉ thị, các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác do doanh nghiệp ban hành, và các thông lệ quốc tế được pháp luật quy định một cách tự nguyện, với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Như vậy, có thể hiểu quản trị tuân thủ là hoạt động quản trị trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo các thành viên trong doanh nghiệp hiểu và tuân theo những quy tắc, yêu cầu, quy định của pháp luật, những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức mà doanh nghiệp đưa ra. 1.2.1.1. Khái niệm về quản trị tuân thủ theo Basel II

Ở Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước quan niệm: (Theo

3 Có thể tải về từ địa chỉ: http://www.oecd.org/investment/anti-bribery/anti-briberyconvention/44884389.pdf. (truy cập 20/5/2019).

4 Basel II (A set of agreements set by Committee on Banking Supervision) sử dụng 3 trụ cột: (1) minimum capital requirements (addressing risk), (2) supervisory review và (3) market discipline).

20

điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành 02/ 1997/QH 10) “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ

thanh toán”. Như vậy, có thể thấy ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp

đặc thù, do đó hoạt động kinh doanh cũng luôn gắn liền với yêu cầu tuân thủ các quy định và pháp luật của cơ quan nhà nước cũng như các quy định, quy trình do chính ngân hàng ban hành. Do đó, khi tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại cũng chịu mọi tác động của môi trường kinh doanh giống như các loại hình doanh nghiệp khác. Để tận dụng được các cơ hội từ thị trường cũng như đối phó được với các thách thức từ môi trường, đặc biệt trong tiến trình hội nhập thì yêu cầu quản trị tuân thủ theo Basel II là một trong những yêu cầu tiên quyết nhằm bảo đảm an toàn, phát triển bền vững của các ngân hàng.

Trên cơ sở định nghĩa về quản trị tuân thủ trong doanh nghiệp nói chung, có thể khái quát định nghĩa về Quản trị tuân thủ theo Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại như sau: Quản trị tuân thủ theo Basel II là hoạt động quản trị trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo các thành viên trong doanh nghiệp hiểu và tuân theo những quy tắc, yêu cầu, quy định của pháp luật, những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức mà

doanh nghiệp đưa ra nhằm áp dụng chuẩn Basel II.

Thực hiện quản trị tuân thủ theo Basel II là việc các cơ quan giám sát và các ngân hàng thương mại triển khai Basel II tại mỗi quốc gia thực hiện việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ các quy định về Basel II được thiết lập ở nước sở tại, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý (kiểm tra, kiểm soát, thanh tra và giám sát) phù hợp với từng mức độ tuân thủ, để bảo đảm việc thực thi các quy định của Basel II được đầy đủ, chính xác và hiệu quả.

1.2.2. Mục đích của quản trị tuân thủ theo Basel II

Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các

21

khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.

Ngoài mục tiêu ban đầu tạo nên thước đo chuẩn mực để đo lường sức khỏe của các định chế tài chính, Basel đã tổng hợp tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ chung. Theo đó, việc quản lý rủi ro tại các NHTM đã được chuyển hóa từ việc quản lý riêng lẻ các nhóm rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản… nay đã trở thành một thể thống nhất với ba trụ cột (3 Pillars) và lượng hóa rủi ro qua khái niệm “tài sản có rủi ro” (Risk Weighted Assets – RWA). Chuẩn mực Basel là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM có nhận thức cơ bản nhằm thay đổi phương thức điều hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro (risk based-approach), phương thức đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007.

Mục tiêu cao nhất là các ngân hàng tuân thủ Basel II sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý rủi ro và theo đó, có thể ổn định tài chính trên toàn cầu. Nói cách khác, Basel II yêu cầu ngân hàng phải tính toán và quản lý yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro, tính tỷ lệ an toàn dựa trên rủi ro. Rủi ro càng cao thì yêu cầu về vốn càng cao và ngược lại. Do đó, mục đích cơ bản của quản trị tuân thủ theo Basel II là tăng cường mức độ và đảm bảo sự tuân thủ các quy định của cơ quan giám sát trong việc triển khai Basel II tại mỗi nước.

1.2.3. Phương thức quản trị tuân thủ theo Basel II

Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro. Để thực hiện quản trị tuân thủ theo Basel II, các phương thức quản trị tuân thủ thường bao gồm:

Rà soát các quy trình thủ tục, quy định, hướng dẫn triển khai Basel II với yêu cầu đảm bảo thực hiện các quy định cụ thể theo 3 trụ cột: (i) yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) công tác kiểm tra giám sát và (iii) công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường;

22

Tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu kỹ thuật triển khai, quản lý tuân thủ; Áp dụng mạnh mẽ phương thức kiểm tra, giám sát trên cơ sở kết hợp quản lý rủi ro; dùng kết quả kiểm tra, giám sát đế đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; Có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và phát triển hệ thống dữ liệu toàn diện; Phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan giám sát và đơn vị triển khai Basel II nhằm đánh giá toàn diện chất lượng thực hiện, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý và hỗ trợ kịp thời, tránh dẫn đến những hậu quả với diễn biến phức tạp hay những cuộc khủng hoảng quy mô lớn xuất phát từ hệ thống ngân hàng.

1.2.4. Sự cần thiết của quản trị tuân thủ theo Basel II tại các NHTM

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể thấy rằng, AEC là một bước tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập WTO trước đây; còn TPP sẽ là một bước ngoặt đòi hỏi Việt Nam và các nước tham gia phải cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp các dịch vụ đó. Điều này đồng nghĩa với việc không cần phải có thủ tục cho phép thành lập các ngân hàng con (có 100% vốn nước ngoài) như trong thỏa thuận WTO trước đây. Thực thi cam kết TPP, thị trường tài chính Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng của các ngân hàng nước ngoài mà không cần có cơ sở của họ tại Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường.

Bối cảnh mới đã đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉ trên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu. Bối cảnh mới cũng đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn

23

khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên ngoài. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả thì việc các hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt trong hoạt động quản lý vốn là điều cần thiết. Hiện nay Basel II đã được công nhận rộng rãi như là hướng đi tương lai cho sự phát triển của việc quản lý vốn. Việc áp dụng Basel II sẽ thúc đẩy dự phát triển kỹ thuật và công nghệ giám sát ngân hàng, nâng cao tính hiệu quả của các quy luật thị trường và sự an toàn của hệ thống ngân hàng quốc tế. Yêu cầu cấp thiết đối với việc triển khai tuân thủ Basel II đến từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:

- Ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Basel trong quản lý vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng - tài chính phát triển bền vững, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Quản lý vốn theo chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện cho các NHTM tăng năng lực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, làm cơ sở cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển;

- Quản lý vốn theo chuẩn mực hiện đại quốc tế sẽ làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM, tăng khả năng thu hút khách hàng, tạo ra một hình ảnh tốt về biêu tượng và uy tín cho ngân hàng, làm cho khách hàng mong muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel giúp các cơ quan quản lý xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các NHTM và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Như vậy, việc tuân thủ Basel II sẽ làm thay đổi về cơ bản cách thức tiếp cận và quản lý rủi ro của các ngân hàng, đồng thời buộc các ngân hàng phải tái cơ cấu mạnh

24

mẽ để hoàn thiện cả chất lẫn lượng, nhằm đáp ứng những yêu cầu về chỉ số an toàn đề ra, từ đó tăng cường được quản trị rủi ro. Khi các ngân hàng chậm trễ hoặc chưa hoàn toàn tuân thủ Basel II có thể sẽ là rào cản trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế, do các nhà đầu tư và các đối tác thiếu cơ sở để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ rủi ro của chính các ngân hàng cũng như mức độ an toàn của cả hệ thống. Do vậy, để việc triển khai Basel II đạt hiệu quả và đi vào thực chất, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản trị tuân thủ; thực hiện đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ theo Basel II trong mỗi thời kỳ, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý (thanh tra, giám sát) phù họp với từng mức độ tuân thủ, nhằm bảo đảm việc thực thi các quy định về triển khai Basel II tại mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng được đầy đủ, chính xác.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tuân thủ theo Hiệp ước Basel II tại các ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại

13.1. Nhân tố từ phı́a Ngân hàng Trung ương

Kế hoạch triển khai KSRR theo Basel II

Việc triển khai và giám sát theo Basel II là một quá trı̀nh liên tu ̣c, thường xuyên, đầy đủ và thống nhất trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia và hệ thống tài chı́nh ngân hàng của quốc gia đó. Áp du ̣ng Basel II không thể là công việc “một sớm một chiều”, hay công việc của chı̉ riêng một cá nhân, một bộ phận mà cần sự tham gia của toàn hệ thống từ cấp NHTW tới các cấp NHTM trong một khoảng thời gian dài và liên tu ̣c.

Thời điểm triển khai cũng như lộ trı̀nh áp dụng có tác động không nhỏ tới hiệu quả áp du ̣ng Basel II. Cần phải có lộ trı̀nh khả thi, áp du ̣ng tùy điều kiện kinh tế từng giai đoa ̣n, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới vốn, kiểm tra sức chi ̣u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 29)