Tăng cường tuân thủ theo Basel II về thanh tra, giám sát đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 85 - 87)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Tăng cường tuân thủ theo Basel II về thanh tra, giám sát đối với hoạt động

của OCB

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn ngừa những rủi ro do đạo đức cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm theo yêu cầu của chuẩn mực Basel II, Ngân hàng OCB cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

75

+ Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay...

+ Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế,...

+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân, OCB cần yêu cầu các cán bộ tín dụng của mình kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay hay không, thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt, không có tài sản thực tế.

Ngoài ra trong quá trình cho vay, OCB cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Cần không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của đợt kiểm tra. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.

Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực của hệ thống kiểm soát trong quy trình hoạt động tín dụng và hệ thống kiểm toán nội bộ, đảm bảo tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. Đặc biệt chú ý đến quy chế kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chặt chẽ trong nội bộ NHTM, có tính đến các yếu tố cạnh tranh, tự do hóa các giao dịch tài chính, ngân hàng. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng, cụ thể là:

Đối với vốn vay: trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là việc cần thiết, tuy nhiên, sau khi phát tiền vay ngân hàng OCB cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn hay không. OCB cũng cần hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng... yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng.

76

Đối với thanh toán: Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng OCB cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại OCB để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Các cán bộ tín dụng OCB cũng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà lại sử dụng vào việc khá, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.

Xây dựng bộ máy, đội ngũ kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHTM làm việc đạt hiệu quả cao, hoạt động độc lập tăng cường kiểm soát trực tuyến, cập nhật kịp thời những lĩnh vực có rủi ro cao, phòng ngừa trước những lĩnh vực nhạy cảm có thể gây rủi ro đến hoạt động ngân hàng.

Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho bộ phận Kiểm soát. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ trực tiếp từ bộ phận Tín dụng hoặc Thẩm định và Quản lý tín dụng cùng kiểm tra. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng Kiểm soát. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)