Sự cần thiết của quản trị tuân thủ theo Basel II tại cácNHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu luận văn

1.2.4. Sự cần thiết của quản trị tuân thủ theo Basel II tại cácNHTM

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể thấy rằng, AEC là một bước tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập WTO trước đây; còn TPP sẽ là một bước ngoặt đòi hỏi Việt Nam và các nước tham gia phải cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp các dịch vụ đó. Điều này đồng nghĩa với việc không cần phải có thủ tục cho phép thành lập các ngân hàng con (có 100% vốn nước ngoài) như trong thỏa thuận WTO trước đây. Thực thi cam kết TPP, thị trường tài chính Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm đa dạng của các ngân hàng nước ngoài mà không cần có cơ sở của họ tại Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường.

Bối cảnh mới đã đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉ trên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu. Bối cảnh mới cũng đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn

23

khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên ngoài. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả thì việc các hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt trong hoạt động quản lý vốn là điều cần thiết. Hiện nay Basel II đã được công nhận rộng rãi như là hướng đi tương lai cho sự phát triển của việc quản lý vốn. Việc áp dụng Basel II sẽ thúc đẩy dự phát triển kỹ thuật và công nghệ giám sát ngân hàng, nâng cao tính hiệu quả của các quy luật thị trường và sự an toàn của hệ thống ngân hàng quốc tế. Yêu cầu cấp thiết đối với việc triển khai tuân thủ Basel II đến từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:

- Ứng dụng các chuẩn mực quốc tế hiện đại, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Basel trong quản lý vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng - tài chính phát triển bền vững, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Quản lý vốn theo chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện cho các NHTM tăng năng lực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, làm cơ sở cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển;

- Quản lý vốn theo chuẩn mực hiện đại quốc tế sẽ làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM, tăng khả năng thu hút khách hàng, tạo ra một hình ảnh tốt về biêu tượng và uy tín cho ngân hàng, làm cho khách hàng mong muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel giúp các cơ quan quản lý xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các NHTM và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Như vậy, việc tuân thủ Basel II sẽ làm thay đổi về cơ bản cách thức tiếp cận và quản lý rủi ro của các ngân hàng, đồng thời buộc các ngân hàng phải tái cơ cấu mạnh

24

mẽ để hoàn thiện cả chất lẫn lượng, nhằm đáp ứng những yêu cầu về chỉ số an toàn đề ra, từ đó tăng cường được quản trị rủi ro. Khi các ngân hàng chậm trễ hoặc chưa hoàn toàn tuân thủ Basel II có thể sẽ là rào cản trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế, do các nhà đầu tư và các đối tác thiếu cơ sở để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ rủi ro của chính các ngân hàng cũng như mức độ an toàn của cả hệ thống. Do vậy, để việc triển khai Basel II đạt hiệu quả và đi vào thực chất, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản trị tuân thủ; thực hiện đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ theo Basel II trong mỗi thời kỳ, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý (thanh tra, giám sát) phù họp với từng mức độ tuân thủ, nhằm bảo đảm việc thực thi các quy định về triển khai Basel II tại mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng được đầy đủ, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 33 - 35)