6. Kết cấu luận văn
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018, OCB luôn tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn do NHNN quy định, nhằm mục đích tiếp cận và thực hiện quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong Hiệp ước Basel II. Theo Điều 4 Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như sau: “Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)”.
Thông tư 13/2010/TT-NHNN cũng quy định về các giới hạn cấp TD cho từng khách hàng và nhóm khách hàng, tỷ lệ cấp TD so với nguồn vốn huy động như sau: - Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.
- Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD.
- Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động không được vượt quá 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức phi ngân hàng.
55
Để hội nhập cùng kinh tế thế giới, những năm qua NHNN đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường khả năng hoạt động của các NHTM trong nước, việc tăng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và các quyết định bổ sung lên 9% là một biện pháp giúp các NH có thể tồn tại và phát triển bền vững hơn.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12/2016 với tỷ lệ là 12,84%. Trong khi đó, tính đến thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của OCB đã là 11,06% năm 2016 và 9.82% năm 2018. Tỷ lệ CAR đảm bảo cho khả năng thanh toán của ngân hàng, nó là tấm đệm đảm bảo an toàn khi có sự bất ổn của nền kinh tế cũng như việc xảy ra các rủi ro tín dụng.
2.4.1.2. Thành lập được bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng
Để đảm bảo quản lý tốt về rủi ro tı́n du ̣ng, OCB đã thành lập Phòng Quản lý rủi ro tı́n du ̣ng trực thuộc Khối QLRR (bao gồm 04 bộ phận là Bộ phận Chı́nh sách tı́n du ̣ng, Bộ phận Giám sát tı́n du ̣ng (thực hiện công tác giám sát trực tiếp, giám sát từ xa và giám sát hàng hóa), Bộ phận Báo cáo và Bộ phận Quản lý công cu ̣) để thực hiện việc theo dõi chất lượng tı́n du ̣ng cũng như nghiên cứu các chı́nh sách ảnh hưởng đến công tác tı́n du ̣ng của Ngân hàng. Ngoài ra còn các phòng ban khác cũng thực hiện việc quản lý rủi ro tı́n du ̣ng là Trung tâm Tái thẩm đi ̣nh và Phê duyệt tı́n du ̣ng, Phòng quản lý tài sản bảo đảm, Trung tâm Xử lý Giao di ̣ch tı́n du ̣ng trực thuộc Khối Vận hành,Trung tâm xử lý nợ (02 phòng là Phòng thu hồi nợ, Phòng xử lý nợ sớm và Bộ phận Hỗ trơ ̣). Phòng Pháp chế tuân thủ trực thuộc Tổng giám đốc, các Phòng Quản lý kinh doanh thuộc các Khối KHDN/Khối KHDN vừa và nhỏ/ Khối Bán lẻ, Phòng Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát.
2.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả thì ngay từ khâu đầu tiên của quá trình quản trị rủi ro tín dụng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những khoản vay có vấn đề. Nguồn nhân lực của ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng phải là những người có trình độ học vấn Đại học và sau Đại học, ngay sau khi được tuyển dụng vào làm tại chi nhánh sẽ được tham gia một khóa đào tạo bài bản về
56
pháp luật trong hoạt động tín dụng, về nghiệp vụ tín dụng và về đạo đức của cán bộ tín dụng... Sau khi được đào tạo các cán bộ tín dụng phải vượt qua các buổi kiểm tra sát hạch của ngân hàng thì mới có thể thực hiện công việc.
Các cán bộ tín dụng tại chi nhánh phải chịu trách nhiệm cho khoản vay bắt đầu từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khâu trình duyệt, giải ngân, kiểm tra và theo dõi khoản vay sau giải ngân, cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng và kết thúc khoản vay.
Một trong những khó khăn khi xem xét việc tuân thủ theo Hiệp ước Basel II tại các NHTM Việt Nam chính là việc thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể thấy rằng việc nắm vững và vận dụng tốt các chuẩn mực và yêu cầu của Basel II đòi hỏi nguồn nhân lực trong công tác quản trị, giám sát ngân hàng, các nhân viên tín dụng cần có những hiểu biết nhất định, giỏi ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm khác.
Chi nhánh đã có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm nâng cao kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ nhưng có một vấn đề là cơ chế tiền lương và thưởng đều phải theo quy định của doanh nghiệp nhà nước nên hạn chế một phần nào đó nguồn nhân lực có trình độ cao của ngân hàng.