Nâng cao nhận thức về tuân thủ theo Basel II trong toàn bộ Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 78)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tuân thủ theo Basel II trong toàn bộ Ngân hàng

Tiêu chuẩn hóa cán bộ để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

Trình độ ngoại ngữ và tin học: nghiệp vụ ngân hàng phát triển với tốc độ rất cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu lại là từ nguồn tài nguyên tri thức bên ngoài. Do đó, ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu. Tại nhiều ngân hàng trên thế giới, tiếng Anh là kỹ năng bắt buộc với cán bộ ngân hàng vì chỉ bằng con đường tiếp cận với kiến thức hiện đại toàn cầu, cán bộ ngân hàng mới có thể cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng công tác của cán bộ. Do đó, cán bộ tín dụng phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, chẳng hạn như: phân tích công việc và xây dựng bản mô tả công việc.

Việc cán bộ không đáp ứng những yêu cầu trên đây có thể dẫn đến những sai lầm khi cấp các khoản tín dụng, cũng như sai sót trong khi quản lý, giám sát rủi ro tín

66

dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, khả năng thu hồi vốn không cao, gây thua lỗ trong hoạt động tín dụng.

Hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, các ngân hàng Việt Nam chịu sức ép rất lớn của sự phát triển nhanh chóng ở khu vực tài chính. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về hoạt động kinh tế và ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú về các loại hình tín dụng. Bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng cả hoạt đông tín dụng. Những thay đổi liên tục, thường xuyên này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một năng lực mới hoặc một trình độ cao hơn so với những năng lực vốn có. Hoạt động tín dụng ở các nước cũng bị tác động và phát triển theo xu thế hội nhập hoạt đông ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải được định hướng chuẩn hóa theo kinh nghiệm quốc tế, tránh tình trạng tụt hậu về trình độ và khả năng xử lý công việc.

3.2.2. Nâng cao khả năng đáp ứng về vốn

Như khuyến nghị của Ủy ban Basel, các NHTM, tự thân, cần chủ động thực hiện các giải pháp liên quan đến mức độ đủ vốn. Theo đó, các NHTM Việt Nam nói chung và OCB nói riêng cần đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Cụ thể như sau:

- Ngân hàng cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ tức đối với các cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có kế họach sử dụng cụ thể, hiệu quả.

- Cân nhắc, chọn lựa cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để bán cổ phiếu do phát hành trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi góp phần tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý công nghệ… để nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng. OCB cũng cần lựa chọn các cổ đông chiến lược là các NHTM đã áp dụng các kỹ thuật của Basel II.

- OCB cần chuẩn bị tiềm lực tài chính để luôn sẵn sàng áp dụng các quy định về an toàn vốn mới theo quy chuẩn Basel II. Cụ thể, cần có chiến lược thực hiện các nội dung: (i) đảm bảo phát triển đủ vốn tự có thực theo quy chuẩn Basel II; (ii) từng

67

bước hình thành tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh tế và tấm đệm vốn chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường.

- Bên cạnh phát hành cổ phiếu, kế hoạch tăng vốn cũng nên quan tâm đến vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo từng lộ trình, vừa tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa làm giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.

- Ngân hàng cần có tầm nhìn chiến lược trong cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn thường là HÐQT và cổ đông nhỏ để tạo uy tín và lòng tin của nhà đầu tư.

- Nghiên cứu phương án sáp nhập, mua lại ngân hàng, các tổ chức tài chính để có thể chủ động khi đóng vai trò là ngân hàng mua để có sự chuẩn bị hiệu quả. OCB không chỉ xây dựng việc đủ vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối thiểu mà còn tính đến việc tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế ở chu kỳ thịnh vượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 78)