Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 67 - 74)

6. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Nhìn chung, để tuân thủ các quy định theo như yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II không phải là điều dễ dàng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và OCB Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng do tồn tại một số nguyên nhân sau:

2.4.2.1. Chưa đáp ứng được yêu cầu tăng vốn

Việc tăng vốn của các ngân hàng đang ngày càng cấp thiết, bởi sẽ giúp ngân hàng có thể đẩy mạnh phát triển kinh doanh mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn so với vốn tự có theo quy định của NHNN. Ngoài ra, việc tăng vốn giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, ứng phó biến động thị trường. Đây cũng là điều kiện số một để ngấn hàng đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo thông lệ Basel II, là yếu tố quyết định quy mô tăng trưởng tín dụng trong tiến trình hội nhập quốc

57

ngân hàng có tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tăng vốn theo chuẩn Basel II, khi tốc độ tăng vốn còn rất chậm so với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, gây rủi ro cho an toàn hệ thống.

Có thể thấy trong bối cảnh nguồn lực trong nước hạn chế, việc tăng vốn đối với ngân hàng không phải là nhiệm vụ đơn giản. Để cải thiện tình trạng vốn mỏng cũng như đáp ứng yêu cầu tăng vốn cho Basel II, cần thiết phối hợp nhiều nguồn lực từ cả NHTM và NHNN, từ nội lực và ngoại lực. Trong đó, chính phủ cần xem xét lộ trình nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nội từ 30-35% đồng thời có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước tại các NHTM cổ phần Nhà nước để tạo dư địa thu hút vốn.

Kết quả thực hiện kế hoạch tăng vốn 2018 theo nghị quyết ĐHCD thường niên số 01/2018/NQ - ĐHĐCD, ngày 31/03/2018 của OCB như sau:

Bảng 2. 1 Tình hình thực hiện kế hoạch tăng vốn của OCB trong năm 2018

Nội dung Kế hoạch (đồng) Thực hiện (đồng) %

Đợt 1: Tăng từ 5.000 tỷ lên 6.699

tỷ cho cổ đông hiện hữu 1,699,463,730,000 1,599,210,630,000 94.10%

(1) Phát hành cổ phiếu trả cổ tức

14.2% 695,457,780,000 695,457,780,000 100.0%

(2) Phát hành thêm 20.5% cồ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu bằng mệnh giá

1,004,005,950,000 903,752,850,000 90.01%

Đợt 2: Phát hành riêng lẻ 800,536,270,000 0 0.00%

Vốn điều lệ (2018) 7,500,000,000,000 6,599,210,630,000

Nguồn: Tờ trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2019 tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 của ngân hàng OCB

Trong năm 2018, OCB đã hoàn tất việc tăng vốn đợt 1 cho cổ đông hiện hữu, với tổng số vốn điều lệ tăng lên 1,599,210,630,000 đồng đạt 94.1 % so với kế hoạch. Tuy nhiên, phương án phát hành riêng lẻ 800,536,270,000 đồng vẫn chưa hoàn tất.

58

Để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo CAR (hệ số an toàn vốn) và đảm bảo theo tiêu chuẩn Base II; thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới giao dịch năm 2019 của OCB, tăng năng lực cạnh tranh; Đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam; Đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ cho việc hiện đại hóa ngân hàng, hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, tăng cường khả năng hoạt động rủi ro của OCB thì nhu cầu tăng vốn điều lệ năm 2019 là vấn đề cấp thiết. Trong năm 2019, dự kiến mức vốn điều lệ OCB tăng lên 9,083,356,350,000 đồng, với mức tăng thêm 2,484,145,720,000 đồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tăng thêm.

2.4.2.2. Áp lực nợ xấu vẫn gia tăng

Hiện nay, nợ xấu vẫn tiềm ẩn rủi ro đối với tính an toàn, hiệu quả hoạt động của chi nhánh cũng như toàn hệ thống. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu năm 2018 được kéo về mức dưới 2% tuy nhiên nợ xấu do Công ty quản lý tài sản quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu thì tỷ lệ này có khả năng tăng lên. Nợ xấu gia tăng sẽ gây áp lực lên mục tiêu tuân thủ yêu cầu về an toàn vốn. Thực trạng nợ xấu cao, lợi nhuận kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề do phải trích lập dự phòng khiến một số ngân hàng phải chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc giữ lại lợi nhuận (không chia cổ tức) nhằm mục đích tăng vốn. Các cổ đông ngân hàng đã không nhận được cổ tức trong nhiều năm qua nên không ủng hộ giải pháp này. Khi kết quả hoạt động của các ngân hàng trở nên kém hiệu quả thì các cổ đông cũng không muốn đầu tư thêm vốn. Đây OCB không thể đạt được kế hoạch tăng vốn trong vài năm trở lại đây, ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ hệ số an toàn vốn.

2.4.2.3. Hệ thống dữ liệu rời rạc, thiếu chính xác

Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai Basel II chính là ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính lịch sử tối thiểu từ 5-7 năm và được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp. Dữ liệu yêu cầu cho việc tính toán vốn theo phương pháp nội bộ không chỉ bao gồm dữ liệu cho việc tính toán tài sản có rủi ro, mà còn cả dữ liệu để phục vụ cho các mô hình đo lường rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các dữ liệu này cần được lưu trữ ít nhất 5 năm và với chất lượng tốt để bảo đảm các mô hình đo lường

59 rủi ro được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt...

Tuy nhiên hiện nay tại nhiều ngân hàng, quá trình nhập dữ liệu vẫn không đảm bảo chất lượng, hoặc bản thân hệ thống công nghệ không hỗ trợ thu thập đủ dữ liệu. Dữ liệu chưa được nhiều ngân hàng trong nước chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài, trong khi yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mô hình phân tích là 3 năm (ngoại trừ phương pháp tiêu chuẩn không yêu cầu thời gian lịch sử dữ liệu)... Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ ngân hàng lối (core banking system) tại ngân hàng hiện có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư như Flexcube của Oracle, T24 của Temenos, thậm chí là những kho dữ liệu khác như excel, file hồ sơ... Điều này dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, chưa chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên.

2.4.2.4. Hạn chế về minh bạch thông tin

Đối với hoạt động tuân thủ kỷ luật thị trường liên quan đến công bố và minh bạch thông tin trong hệ thống ngân hàng OCB bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Còn khá nhiều mảng số liệu chưa được theo dõi trên hệ thống, chất lượng thông tin kế toán tài chính còn thấp, số liệu chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa minh bạch, chưa đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, công nợ, VCSH của ngân hàng; chất lượng thông tin của kế toán quản trị và của thông tin thống kê còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về thông tin phục vụ quản trị theo thông lệ quốc tế.

Vấn đề công khai thông tin tài chính vẫn chưa được thực hiện sâu rộng, điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: (i) tính pháp chế tài chính chưa nghiêm nên không tạo sự răn đe cho những trường hợp vi phạm luật pháp tài chính về công bố thông tin, (ii) Hệ thống kế toán và kiểm toán còn nhiều bất cập chưa đạt những chuẩn mực quốc tế nên chưa tạo mối quan hệ hỗ trợ cho công tác giám sát, (iii) Cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên hệ thống thông tin chưa đồng bộ, thống nhất giữa các vùng miền nên khả năng tiếp cận, xử lý thông tin không kịp thời, (iv) Tâm lý che dấu thông tin vẫn còn phổ biến và (v) Trình độ ứng dụng CNTT của ngân hàng còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ.

60 2.4.2.5. Nguyên nhân

Mặc dù chính thức được công nhận là ngân hàng đầu tiên được NHNN Việt Nam công nhận hoàn tất triển khai thành công Basel II. Tuy nhiên, đây chỉ là những bước khởi động đầu tiên khi mà những kết quả này còn cách rất xa so với những chuẩn mực mà Basel II yêu cầu. Thực tế cho thấy việc triển khai Basel II đang gặp không ít khó khăn dẫn đến khả năng tuân thủ chưa khả quan, nguyên nhân chính là do hạn chế về khuôn khổ pháp lý, cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, song bên cạnh đó còn là tình trạng triển khai chưa thực sự thực chất mà chỉ mang tính hình thức tại nhiều ngân hàng.

Khuôn khổ pháp lý liên quan chưa đồng bộ

Khung pháp lý về quản lý các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường) cho các NHTM tại Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Hiện nay còn thiếu các văn bản hướng dẫn liên quan đến xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cảnh báo rủi ro tín dụng, dẫn đến hiện tượng cùng một khách hàng nhưng xếp hạng khác nhau, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống NHTM.

Cơ sở dữ liệu chưa hỗ trợ đầy đủ

Yêu cầu để triển khai Basel II đòi hỏi rất khắt khe về cơ sở dữ liệu và công tác quản trị dữ liệu. Tuy nhiên thực tế cho thấy thấy hầu hết cơ sở dữ liệu của chi nhánh còn khá yếu, quá trình nhập dữ liệu không đảm bảo chất lượng và bản thân hệ thống công nghệ cũng không hỗ trợ nhiều cho thủ thập đầy đủ dữ liệu trong một thời gian đài. Do vậy các ngân hàng sẽ mất thêm nhiều thời gian, chi phí để bổ sung, khắc phục và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầu vào cho triển khai Basel II.

Hạn chế về trình độ công nghệ

Công nghệ ngân hàng của chi nhánh còn lạc hậu. Mặc dù năng lực công nghệ của ngân hàng đã được từng bước nâng cấp với sự thành công của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về

61

các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Sự liên kết giữa các NHTM còn lỏng lẻo; công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt lạc hậu do đó tiềm ẩn các rủi ro trong hoạt động của các NHTM rất cao.

Hạn chế về nguồn lực tài chính

Hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng chưa phát triển, chủ yếu chỉ mới hỗ trợ các ghi nhận về giao dịch và kế toán. Việc đầu tư vào các giảỉ pháp công nghệ thông tin mới nhằm hỗ trợ luồng cống việc và ghi nhận thêm các dữ liệu về rủi ro sẽ gây áp lực rất lớn cho các ngân hàng về vấn đề thời gian, nguồn lực và chi phí ngân hàng tăng cao.

Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Theo ước tính, nếu thực hiện, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành hệ thống Basel có thể lên đến 200 triệu USD, tương đương vái 3.200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Trong đó, chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin chiếm đến 70% tổng chi phí của dự án. Ngoài ra là các khoản chi phí thuê tư vấn độc lập, đào tạo nhân lực và chi phí vận hành hệ thống. Khoản chi phí này là khá lớn đối với hoạt động của một ngân hàng tầm trung tại Việt Nam.

Nguồn lực con người chưa đáp ứng yêu cầu triển khai Basel II

Do phạm vi yêu cầu của Basel II rất rộng và gồm nhiều dự án cần triển khai đồng thời nên đòi hỏi có một nguồn lực nhân sự tương đối lớn để có thể triển khai hiệu quả và không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, tính chất phức tạp và đặc thù của Basel II cũng đặt ra yêu cầu cao về chất lượng nhân sự cũng như khả năng gắn bó lâu dài. Tuy nhiên hiện nay nhân sự chất lượng

62

cao đáp ứng được yêu cầu triển khai Basel II lại đang rất thiếu.

Ngoài ra, trình độ quản trị của OCB còn hạn chế. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự, trình độ nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.

Khó khăn trong giám sát hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hệ thống cơ quan quản lý giám sát của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế, tác động mạnh tới an toàn của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống NHTM nói riêng. Hoạt động giám sát chưa chú trọng đến việc cảnh báo sớm và hiện tại mới chỉ tập trung nhiều vào giám sát tuân thủ theo kiểu các định chế riêng lẻ là chủ yếu. Do vậy, các số liệu được báo cáo từ các NHTM chưa thực sự minh bạch và phản ánh thực trạng hoạt động của các NHTM.

63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ TUÂN THỦ THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG –

CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)