Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 78 - 85)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng

Theo Hiệp ước Basel II, các NHTM phải xây dựng các quy chế, quy trình quản lý rủi ro nội bộ, kèm theo một bộ máy kiểm soát và quản lý rủi ro bao gồm ủy ban quản lý rủi ro của hội đồng quản trị, khối quản trị rủi ro của ban điều hành. Nhiều ngân hàng trên thế giới thiết lập một cơ chế phòng thủ rủi ro bao gồm ba phòng tuyến: phòng tuyến thứ nhất là các đơn vị và cán bộ kinh doanh, phòng tuyến thứ hai là các đơn vị thuộc Ủy ban và Khối quản lý rủi ro, và phòng tuyến thứ ba gồm Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Các loại rủi ro khi thâm nhập vào ngân hàng sẽ phải đụng phải các phòng tuyến này và được kiểm soát và xử lý trước khi trở thành thiệt hại. Để thực hiện được yêu cầu này, OCB cần thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:

3.2.3.1. Cải tiến quy trình quản trị rủi ro

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

68

Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ trong đó có các quy trình nghiệp vụ tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…) để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Cách thức này sẽ giúp cho Ngân hàng hạn chế được các rủi ro phát sinh liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ. Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn. Lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng phải chú trọng đến vấn đề tuân thủ trước khi ra quyết định cho vay. Nếu làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cho các khách hàng gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay được vốn ngân hàng. Còn ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây: - Năng lực pháp lý của khách hàng: Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân như giấy

69

phép thành lập, đăng ký kinh doanh, mã số thuế, điều lệ hoạt động, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

- Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ: Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay. Hiệu quả của phương án có thể được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như: NPV, IRR, PI, PP, doanh thu, lợi nhuận... và tính khả thi của phương án.

- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng, nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, khả năng cạnh tranh của đối thủ, tình hình kinh tế trong nước... hàng loạt các vấn đề này đều ảnh hưởng rất lớn tới phương án kinh doanh của khách hàng. - Đánh giá các bảo đảm tiền vay: Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, quản lý, sử dụng, tài sản bảo đảm có phải của bên thế chấp/cầm cố hay không? tài sản có đang tranh chấp hay không? tài sản có được phép giao dịch hay không? tài sản đã mua bảo hiểm chưa? (trong trường hợp pháp luật có yêu cầu), tài sản có khả năng thanh khoản không? tài sản có dễ bảo quản không?...

Để làm tốt công việc phân tích và thẩm định khách hàng và phương án vốn vay, cán bộ tín dụng phải nắm được:

- Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng đang cho vay.

- Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái…

- Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay. Từ các thông tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới; nhu cầu mới về sản phẩm và thị trường sẽ biến đổi theo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển. Ngoài ra cần phải áp dụng công

70

nghệ phần mềm và thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết… sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay. Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

3.2.3.3. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay

Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng. Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro có thể phát sinh.

Định kỳ sáu tháng hoặc một năm, cán bộ tín dụng đề nghị tất cả khách hàng cung cấp báo cáo tài chính mới nhất, phân tích, đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng, so sánh với kỳ hoạt động trước. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cần tiến hành rà soát, tìm biện pháp giúp đỡ khách hàng giải quyết tình trạng khó khăn, tránh để khó khăn của khách hàng làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.

71

Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay thường xuyên, chậm nhất là 1 tuần sau khi phát sinh khoản vay và định kỳ 3 tháng một lần với các khoản vay ngắn hạn và 6 tháng 1 lần với các khoản vay trung dài hạn. Xác định khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng; giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay, giá trị đầu tư hàng hóa thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát; khách hàng có vi phạm các cam kết tại Hợp đồng tín dụng, có báo cáo ngân hàng trung thực; các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính. Cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại OCB để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt.

Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng

Cần xây dựng được hệ thống nhận diện, đo lường, cảnh báo rủi ro và đề xuất các giải pháp giám sát từ xa giúp cán bộ tín dụng có thể nhận diện sớm các rủi ro và xây dựng biện pháp phòng tránh.

Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phòng Quản lý rủi ro cần soạn thảo chính sách quản lý rủi ro trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa, cảnh báo các mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế, trực tiếp thực hiện và định kỳ đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất, chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết.

Quản lý danh mục đầu tư, tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo nhóm khách hàng, theo cơ cấu thời hạn vay. không vượt quá tổng mức giới hạn đã được phê duyệt. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, để đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với các khoản mục cần thiết.

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

72

Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho OCB nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. 3.2.3.4. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được, có thể do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; rủi ro tài chính của khách hàng… Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khả năng thanh toán đối với nợ gốc và nợ lãi của khách hàng suy giảm và có thể dẫn đến mất vốn. Bên cạnh đó, một số trường hợp ngân hàng cho vay đối với khách hàng bằng uy tín không dùng tài sản đảm bảo do đó nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng không có cơ sở để thu hồi nợ.

Hoạt động tín dụng tại OCB tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng hiện tại OCB chưa ràng buộc phải sử dụng các biện pháp nhằm khắc phục rủi ro nếu có. Có thể thấy được lợi ích của việc sử dụng công cụ bảo hiểm hay bảo đảm tiền vay đối với các khoản vay vì vậy OCB cần phải có những giải pháp thích hợp như:

Phối hợp chặt chẽ giữa: ngân hàng, bảo hiểm, khách hàng. Với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm đối với hoạt động tín dụng nhưng trước mắt OCB có thể áp dụng sản phẩm “Bảo an tín dụng” của Bảo hiểm nông nghiệp, “An nghiệp bảo tín” của AIA, “Bảo hiểm dư nợ tử kỳ cá nhân” của Prevoir... OCB cần quy định bắt buộc những khách hàng vay không có tài sản đảm bảo phải thực hiện mua bảo hiểm. Nhờ sử dụng sản phẩm bảo hiểm này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra, tổn thất về người đối với hộ gia đình và cá nhân đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

Khách hàng mua bảo hiểm đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, nhà xưởng... kể cả trong trường hợp đó không phải là tài sản đảm bảo. Các tài sản này vẫn do khách hàng quản lý, sử dụng vì thế giá trị tài sản có thể hư hỏng mất mát do nhiều nguyên nhân. Việc chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho OCB nhằm hạn chế tối đa tổn thất, rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng khi hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, sự cố.

73

Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, đối với tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay tại OCB thì chọn các tài sản là bất động sản (quyền sử đất và tài sản gắn liền với đất) hoặc giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, Hợp đồng tiền gửi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…) thì khả năng thanh khoản sẽ cao hơn qua đó góp phần làm hạn chế rủi ro của OCB khi cần xử lý tài sản bảo đảm.

3.2.3.4. Bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn cần có biện pháp cụ thể như kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ để đảm bảo về mặt pháp lý, kiểm tra tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá lại tài sản đảm bảo từ đó phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, tìm biện pháp tháo gỡ hoặc đưa khoản nợ ra xử lý.

Trường hợp phát sinh nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong một giai đoạn nhất định nhưng OCB đánh giá là có khả năng khắc phục thì OCB có thể xem xét cho vay thêm hoặc có thể cơ cấu lại nợ để khách hàng khắc phục khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trở về bình thường. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi OCB phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Trường hợp phát sinh nợ quá hạn do khách hàng khó khăn về tài chính, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)