Xu hướng áp dụng quản trị tuân thủ theo Hiệp ước Basel II tại cácNHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Xu hướng áp dụng quản trị tuân thủ theo Hiệp ước Basel II tại cácNHTM

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020, phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

Đối với các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại trong nước, cần có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.

Từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2010; yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu thực tiễn cần phải đổi mới mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mục tiêu chung mà ngân hàng thương mại Việt Nam phải hướng tới chính là: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng, từng bước tiệm cận và đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc, và thông lệ quốc tế tốt về quản trị rủi ro”. Do đó, mọi nguồn lực sẽ được tập trung cao độ cho việc nâng cao năng lực, quy mô hoạt động, quản trị ngân hàng. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng thương mại nếu muốn nâng cao khả năng quản trị rủi ro của mình khi

64

những nỗ lực, quyết tâm và sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng Việt Nam đang được thể hiện một cách cao độ và rõ ràng nhất.

Việc 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II vào cuối năm 2015 là bước chuẩn bị quan trọng, và cần thiết cho nỗ lực áp dụng Basel II một cách toàn diện vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, với vai trò là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giám sát và quản trị rủi ro ngân hàng, việc áp dụng các quy định của Hiệp ước Basel đang là xu thế bắt buộc nhằm đảm bảo sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng.

Trong khi hệ thống NHTM Việt Nam mới đang có những bước tiếp cận ban đầu với chuẩn mực Basel II, thì hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang trong quá trình thực hiện Basel III. Phiên bản Basel III là tập hợp các biện pháp cải cách toàn diện do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đề ra nhằm đẩy mạnh công tác điều phối, giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng.

Như vậy, để bắt kịp xu hướng cũng như nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế thì yêu cầu tuân thủ theo chuẩn Basel III là điều không thể tránh khỏi. Việc thực thi Basel II ở Việt Nam có thể được nhìn nhận như một bước tập dượt cho Basel III, phiên bản cao hơn và đòi hỏi nhiều hơn so với Basel II. Đây là một xu thế bắt buộc phải làm không chỉ bởi đây là quy chuẩn đánh giá sức khỏe của ngân hàng mà còn tạo sự công bằng và xa hơn đảm bảo sự an toàn của hệ thống. Để đạt được mục tiêu tuân thủ đầy đủ theo Basel II đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của mỗi NHTM mà còn cần sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của NHNN trong đáp ứng yêu cầu tuân thủ. Mặc dù không phải là mô ̣t khái niê ̣m mới đối với các ngân hàng, nhưng trong những năm gần đây, bên cạnh công tác quản trị rủi ro thì quản trị tuân thủ đã được các ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi nó tác động lớn đến hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy việc triển khai Basel II chỉ có thể đạt hiệu quả và đi vào thực chất khi các NHTM xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản trị tuân thủ; thực hiện đánh giá, phân loại mức độ

65

tuân thủ theo Basel II trong mỗi thời kỳ, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý (thanh tra, giám sát) phù hợp với từng mức độ tuân thủ, nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ các quy định theo chuẩn Basel II. Việc đề cao tính tuân thủ, cũng như quản trị tuân thủ sẽ góp phần bảo đảm an toàn, phát triển bền vững và là xu hướng tất yếu của các ngân hàng trong tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)