Về tuân thủ các quy định về an toàn vốn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 54 - 57)

6. Kết cấu luận văn

2.3.1. Về tuân thủ các quy định về an toàn vốn tại chi nhánh

Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định tại Thông tư, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.

Đối với các ngân hàng có công ty con, Thông tư quy định ngân hàng đó phải có tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%.

44

Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%. Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng. Như vậy, tựu chung lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) theo quy định tại Thông tư trên là 8%, thấp hơn 1 điểm% so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng.

Động thái giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 9% xuống mức 8% của NHNN là nhằm mở đường cho việc áp dụng chuẩn Basel II vào hệ thống các ngân hàng, bởi theo quy định của chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Sở dĩ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tính theo chuẩn mới thấp hơn chuẩn cũ là do công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II thực chất hơn, khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm mạnh so với tính theo chuẩn cũ. Bản thân Thông tư số 41/2016/TT-NHNN vừa được ban hành trên cũng có quy định về cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng, chi nhánh nước ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư trước thời điểm quy định là ngày 1/1/2020 thì hoàn toàn có thể trình NHNN để áp dụng sớm hơn.

Nhằm mục tiêu áp dụng kịp thời tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như trên, OCB liên tục hoàn thiện công tác nghiên cứu và xây dựng quy trình trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm định hướng hoạt động quản lý rủi ro phù hợp với các tiêu chuẩn của Ủy ban Basel. Căn cứ theo trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu, Basel II quy định mức vốn an toàn CAR ≥ 8%, được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro. Năm 2017 Ngân hàng TMCP Phương Đông đã hoàn thành triển khai dự án Basel II và đưa vào áp du ̣ng trong hoa ̣t động kinh doanh của Ngân hàng với 100% các ha ̣ng mu ̣c công việc đều hoàn thành đúng tiến độ dưới sự tư vấn của Ngân hàng DBS – Singapore đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của 3 tru ̣ cột Basel II. Cùng toàn hệ thống OCB, OCB Quảng Ninh cũng đã hoàn thành việc triển khai dự án Basel II.

45

46

Bảng 2.2 Hệ số an toàn vốn của OCB – Chi nhánh Quảng Ninh qua các năm 2016 – 2018

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 11,06% 11,6% 9,82 %

Nguồn: Báo cáo tổng kết của OCB các năm 2016 -2018 Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại đều đang được tính theo quy định của Thông tư 13, theo đó, NHNN chia vốn tự có ra thành các khối vốn cấp 1 và cấp 2, vốn cấp 1 của OCB chiếm chủ yếu trong số vốn tự có.

Theo một số nghiên cứu không chính thức, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nếu áp dụng theo chuẩn mức Basel II sẽ giảm 10-15% so với tỷ lệ an toàn vốn hiện tại do Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 13. Theo đó, hệ số an toàn vốn của OCB - chi nhánh Quảng Ninh năm 2018 là 9,82%, đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước là 9% và của Hiệp ước Basel II là 8%. Tỷ lệ CAR này đảm bảo cho khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại, nó là tấm đệm đảm bảo an toàn khi có sự bất ổn của nền kinh tế cũng như việc xảy ra rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel II tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh quảng ninh (Trang 54 - 57)