Trong công ty, từ vị trí công tác cho đến chính sách đãi ngộ có sự khác biệt nhất không phải là từ giới tính nam nữ, không phải về trình độ học vấn mà là ở cấp QTV và NV. Do đó, Tác giả chia NLĐ ở công ty thành 2 nhóm QTV và NV để nghiên cứu. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và khảo sát được đúng tỷ lệ đối tượng NLĐ cũng như không để NLĐ phải làm nhiều khảo sát gây cảm giác nhàm chán dẫn đến kết quả khảo sát không phản anh đúng thực tế, luận văn chỉ sử dụng 1 bảng hỏi tích hợp cho cả nhóm QTV và NV. Bảng hỏi được thiết kế gồm 20 câu hỏi (bảng hỏi chi tiết tại Phụ lục 02 đính kèm), được chia làm 3 phần như sau:
- Phần 1: Giới thiệu mục đích khảo sát.
- Phần 2: 6 câu hỏi nhằm phân loại NLĐ theo giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, phòng chức năng làm việc, số năm kinh nghiệm và vị trí công tác. - Phần 3: gồm 18 câu hỏi trong đó có 1 câu hỏi tổng quan đánh giá của NLĐ
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đến động làm việc, 16 câu hỏi nhằm khảo sát 16 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và 1 câu hỏi mở về đề xuất của NLĐ cho việc nâng cao hoạt
động chính sách tạo động lực tại công ty (câu hỏi thứ 20 này không bắt buộc phải trả lời). Bảng hỏi sử dụng thang điểm Likert được đánh giá theo 5 mức độ từ 1 đến 5 (trong đó: mức 1 = rất không đồng ý/ rất thấp, mức 2 = không đồng ý/ thấp, mức 3 = bình thường, mức 4 = cao/ đồng ý và mức 5 = rất cao/ rất đồng ý). Các tiêu chí để đánh giá các yếu tố dựa trên mô hình 2 yếu tố của Herzberg và một số nghiên cứu cũng như do tác giả tự đề xuất được thể hiện ở phụ lục 01 đính kèm, trọng số của các tiêu chí đến yếu tố do NLĐ đánh giá kết hợp trong bảng hỏi. Điểm trung bình cấu thành của các tiêu chí lên yếu tố được xét theo phương pháp bình quân gia quyền. Từ kết quả khảo sát ở câu hỏi đánh giá tổng quan của NLĐ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc trong mô hình nghiên cứu đề xuất (câu hỏi số 7 trong bảng hỏi), tác giả chia ra 3 nhóm mức điểm như sau:
- Nhóm 1 (mức điểm trung bình trong khoảng từ 4 đến 5): là các yếu tố ảnh hưởng cao và rất cao, tập trung quan tâm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến động lực làm việc của NLĐ ở công ty hiện tại. Có thể liên hệ nhóm yếu tố này tương đương với nhóm yếu tố thúc đẩy trong học thuyết của Herzberg.
- Nhóm 2 (mức điểm trung bình trong khoảng từ 3 đến dưới 4): các yếu tố ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn mức 1, độ ưu tiên để quan tâm thấp hơn nhóm 1. Có thể liên hệ nhóm yếu tố này là nhóm yếu tố duy trì trong học thuyết của Herzberg.
- Nhóm 3 (mức điểm trung bình dưới 3): các yếu tố có mức ảnh hưởng thấp đến động lực làm việc. Để tập trung nghiên cứu vào các yếu tố có mức ảnh hưởng cao và tương đối cao, trong phạm vi luận văn, Tác giả sẽ không nghiên cứu thực trạng đánh giá của NLĐ về các yếu tố thuộc nhóm 3 này. Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát: trong 57 phiếu điều tra được gửi đi, có 51 phiếu hoàn thành hợp lệ, 90% kết quả trả lời từ công ty do đó tỷ lệ về cơ cấu NLĐ theo giới tính, theo độ tuổi, tình trạng mối quan hệ, trình độ học vấn, phòng ban làm việc, số năm làm việc đều tương đương với cơ cấu theo toàn bộ NLĐ của công ty.