Yếu tố phi vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 41 - 42)

Ngày nay, khi cuộc sống của NLĐ đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa chuyên môn của NLĐ được nâng cao, NLĐ đi làm mong muốn không chỉ có các yếu tố vật chất như đã nêu ở trên mà còn muốn được có những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tính chất thách thức, thú vị,… Đây là các yếu tố phi vật chất, thuộc về tinh thần được đề cập đến nhiều ở các học thuyết về động lực như đã nêu. Có thể kể ra các nhóm yếu tố tiêu biểu như sau:

- Bản chất công việc: mỗi cá nhân khi đi làm là để thực hiện công việc được giao, như vậy thì nhiệm vụ họ cần làm có tính chất như thế nào chắc chắn rất ảnh hưởng đến thái độ hành vi khi làm việc đó của họ. Nếu công việc nhàm chán, công việc quá đơn giản không cần phải suy nghĩ gì thì NLĐ cũng sẽ thực hiện một cách nhàm chán. Ngược lại, nếu công việc có sự thách thức nhất định, mang lại sự thú vị thì tất nhiên NLĐ cũng thấy thích thú khi làm nó, phải sử dụng nhiều kỹ năng hiểu biết của mình vào công việc thôi thúc họ phát triển hơn.

- Sự thành đạt, triển vọng trong công việc: nếu khi làm việc, NLĐ cảm thấy họ có triển vọng phát triển trong công việc của mình, họ sẽ có hứng thú làm việc hơn, nỗ lực làm việc hơn. NLĐ không thể thoả mãn và nỗ lực làm việc trong một môi trường không có cơ hội phát triển và thăng tiến cho sự nghiệp. Khả năng phát triển và thăng tiến trong công việc chính là một trong những động lực làm việc của NLĐ, đồng thời là cơ cở để doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.

- Điều kiện làm việc: nếu môi trường không gian làm việc đảm bảo sức khỏe, các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc được trang bị đầy đủ thì NLĐ cũng cảm thấy phấn chấn hơn khi làm việc. Ngược lại nếu các điều kiện trên không đáp ứng được như họ mong đợi thì hiệu quả làm việc sẽ thấp hơn.

- Sự đảm bảo trong công việc: khi công việc có sự đảm bảo cho tương lai, NLĐ luôn vững tin để làm việc của mình thay vì phải lo lắng thường xuyên rằng tương lai rồi sẽ như thế nào sẽ không tập trung và nỗ lực được vào công việc hiện tại bấp bênh.

- Các mối quan hệ trong công việc: đó là các mối quan hệ với cấp dưới, với cấp trên, với các đồng nghiệp ngang hàng. Nếu như các mối quan hệ này đều tốt

đẹp, mọi người luôn luôn giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống thì trạng thái tâm lý của NLĐ cũng sẽ tốt hơn trong công việc.

- Phong cách lãnh đạo: được hiểu là cách thức người lãnh đạo tác động vào nhân viên nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Phong cách lãnh đạo thường được chia thành ba loại phổ biến: độc đoán, dân chủ và tự do. NLĐ luôn mong muốn nhận được sự tôn trọng, sự công nhận về những nỗ lực trong công việc của mình, sự giúp đỡ khi gặp khó khăn, sự lắng nghe và đối xử công bằng từ phía nhà lãnh đạo. Cách thức người lãnh đạo đối xử với nhân viên sẽ góp phần giúp nhân viên quyết định xem có nên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.

- Chính sách của doanh nghiệp: Hệ thống chính sách của doanh nghiệp gồm các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo – phát triển, chế độ đãi ngộ, chính sách khen thưởng - kỷ luật,… Những chính sách này cần được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng và công khai đến mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng đắn các chính sách trên sẽ có tác động mạnh mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 41 - 42)