Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 37 - 38)

“Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người” (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân 2007, tr.128). Do đó, có rất nhiều yếu tố từ chính nội tại bản thân NLĐ và môi trường làm việc trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến động lực làm việc của NLĐ.

1.4.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

“Các yếu tố thuộc về cá nhân NLĐ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ, chẳng hạn: nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị,…” (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân 2007, tr.128).

Nhu cầu của NLĐ thay đổi theo từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cuộc sống và vì là nhu cầu nên nó vô cùng đa dạng và phong phú. Ví dụ: đối với những sinh viên mới ra trường, nhu cầu của họ là có việc làm và mức thu nhập duy trì được cuộc sống mưu sinh khi bước ra từ trường học; đối với những người khi đã có nguồn tài chính ổn định, động lực làm việc của họ khi đó có thể là để khẳng định vị thế của bản thân, được mọi người tôn trọng,… Với những nhu cầu khác nhau như thế, NLĐ cũng có những định hướng khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình. Và nhu cầu rất đa dạng ở mỗi cá nhân nên doanh nghiệp có nhiều NLĐ thì sẽ lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính sách tạo động lực.

Mục đích làm việc là cái mà thể hiện ra của nhu cầu, làm việc để làm gì, để đạt đến điều gì? Làm việc là để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Ví dụ mục đích là để kiếm tiền, để được đứng trong hàng ngũ không phải người bị thất nghiệp hay là để khẳng định vị trí trong xã hội,… Mỗi NLĐ sẽ đặt ra các mục tiêu cho bản thân để đạt được mục đích của mình khi họ tham gia vào một tổ chức. Khi các mục tiêu họ đặt ra quá xa vời thì sẽ gây thất vọng về sau, khi họ nhận thấy những kỳ vọng của mình vào tổ chức đã không được đáp ứng và ngược lại khi các mục tiêu quá thấp và việc đạt được không mấy khó khăn sẽ gây ra cảm giác nhàm chán và NLĐ không phát huy được hết khả năng của mình.

Do mỗi cá nhân trong xã hội này đều có sự khác biệt nên quan điểm về giá trị của họ cũng khác nhau. Ở mỗi cá nhân NLĐ, có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính,

tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình, tính cách, năng lực, thái độ,… nên tất nhiên họ sẽ có phản ứng khác nhau trước cùng một sự việc, ví dụ một chính sách tạo động lực của doanh nghiệp đưa ra có thể có tác dụng với người này mà không có tác dụng với người kia. Có những trường hợp hoàn cảnh gia đình rất khó khăn thì động lực làm việc của họ lớn nhất là nguồn thu nhập, tuy nhiên đối với những người hoàn cảnh tài chính khá giả thì có thể những mặt khác như sự thú vị của công việc hoặc sự thừa nhận vị thế của họ trong doanh nghiệp lại khiến họ có động lực làm việc hơn. Tùy theo từng tổ chức, từng doanh nghiệp và từng cá nhân mà các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ là khác nhau.

1.4.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)