Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 28 - 29)

Phương pháp tiếp cận nhằm giải thích cách thức mọi người đưa ra các quyết định được chấp nhận rộng rãi nhất là lý thuyết kỳ vọng của Vroom. Lý thuyết của ông chỉ ra rằng người ta lựa chọn một hành động tùy theo kỳ vọng về những kết quả mong muốn mà hành động đó mang lại (tăng lương, sự thành đạt hay thách thức mới). Lý thuyết kỳ vọng dự kiến rằng một NLĐ sẽ được thúc đẩy để nâng cao thành tích nếu như người đó nhận thức rằng bản thân có khả năng thực hiện hành vi mong muốn, tin tưởng rằng thành tích đó sẽ đem lại kết quả mong muốn và được đánh giá cao dựa trên kết quả đó.

Hình 1.4: Những khái niệm chủ yếu về lý thuyết kỳ vọng của Vroom

Nguồn: Vroom dẫn lại trong Nguyễn Hải Sản 2007, tr. 305

Những kết quả bậc 2

- Sự khen ngợi của cấp trên - Tăng lương

- Thăng chức - Giáng chức

- Sự ổn định về việc làm

- Sự thừa nhận của đồng nghiệp

Những kết quả bậc 1 - Thành tích - Sự sáng tạo - Sự chậm trễ thường xuyên - Sự tin cậy Phương tiện Mức độ cố gắng Sự kỳ vọng

Lý thuyết kỳ vọng của Vroom dựa vào 3 giả thuyết căn bản sau:

- Những áp lực của công việc đối với tình trạng của cá nhân và nghề nghiệp kết hợp với nhau để thúc đẩy và xác định hành vi của con người. Áp lực của công việc tác động tới cách thức người ta thực hiện nó.

- Người ta đưa ra những quyết định có ý thức đối với hành vi của họ.

- Lựa chọn chương trình hành động dựa trên sự kỳ vọng là một hành vi nào đó sẽ mang lại kết quả mong muốn.

Hình 1.4 minh họa các mối quan hệ giữa những khái niệm cơ bản của lý thuyết về sự kỳ vọng. Trước khi hành động, người ta phải đánh giá mức độ nỗ lực cần thiết đủ để hoàn thành hoạt động dự kiến. Kết quả bậc 1 là thái độ liên quan đến công việc như hài lòng về thành tích đã đạt được, về sự sáng tạo, sự tin cậy hay sự chậm trễ,… Đó là hệ quả trực tiếp của sự nỗ lực mà người nhân viên đã tiêu hao trong một công việc. Phương tiện là nhận thức liên kết giữa những kết quả bậc 1 và những kết quả bậc 2. NLĐ phải tin tưởng rằng những thái độ liên quan đến công việc nào đó sẽ đem lại những kết quả mong muốn. Sự liên kết này được biểu diễn như một xác suất. Chẳng hạn, nếu một NLĐ đạt được điểm xuất sắc trong cuộc thi tay nghề, thì người đó hy vọng sẽ nhận được sự khâm phục của các đồng nghiệp và sự khen ngợi của cấp trên. Đồng thời họ cũng kỳ vọng sẽ được tăng lương hay thăng chức, đây là kết quả bậc 2 mà họ mong muốn. Kết quả bậc 2 là một kết quả có thể tốt và cũng có thể là xấu. Chẳng hạn là sự tăng lương, thăng chức, giáng chức, sự kính trọng của đồng nghiệp,… Đây là hệ quả xuất phát từ kết quả bậc 1.

Tóm lại, lý thuyết kỳ vọng của Vroom cho rằng người ta sẽ làm những gì mà họ có thể làm một khi đã quyết định rằng đó là việc mà bản thân họ muốn làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH việt phát thăng long (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)