Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 32 - 34)

Việc phân tích doanh nghiệp là công việc thường xuyên của nhà quản trị ở các cấp. Nhưng yêu cầu của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp ở mức độ cao hơn là phải tìm ra được thế mạnh, điểm yếu và các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược.

Mục đích của việc phân tích bên trong nội bộ doanh nghiệp là nhận diện và đánh giá các nguồn lực tiềm tàng cũng như hiện hữu tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Việc phân tích này nhằm tìm ra năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh làm cơ sở quan trọng trong việc đề xuất và lựa chọn chiến lược của các doanh nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khác hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì được gọi là lợi thế cạnh tranh. Khi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn đối thủ hoặc đối thủ khác không làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.

Mỗi doanh nghiệp đều có cách lựa chọn hướng tiếp cận riêng để phân tích nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên xu thế hiện nay, các doanh nghiệp rất coi trọng việc phân tích năng lực cốt lõi và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp làm nền tảng hình thành và lựa chọn chiến lược.

Sau khi thực hiện phân tích các yếu tố môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (Intemal Factor Evaluation Martrix - IFE). Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cho phép

22

các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cung cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Tiến trình xây dựng ma trận IFE cũng bao gồm 5 bước:

Hình 1.7. Tiến trình xây dựng ma trận IFE

(Nguồn: Ngô Kim Thanh, 2009)

Theo hình 1.7, các bước cụ thể để lập ma trận IFE gồm:

(1): Liệt kê các yếu tố như đã xác định trong quy trình phân tích nội bộ. Sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

(2): Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành.

(3): Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), hay điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4) như vậy sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở nghành.

(4): Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định điểm quan trọng cho mỗi biến số.

Liệt kê yếu tố môi trường bên trong Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại các yếu tố từ 1 đến 4 Tính điểm từng yếu tố Cộng điểm các yếu tố trên danh mục

23

(5): Cộng tất cả điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về các yếu tố nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)