Đô thị Bộ Quốc Phòng
Qua việc phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của Tổng công ty, có thể thấy trong thời gian qua Tổng công ty đã đạt được những thành tựu cũng như những hạn chế như sau.
2.4.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Tổng công ty có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhà của Bộ Quốc phòng, với 100% vốn Nhà nước, luôn được chính quyền địa phương tín nhiệm, ủng hộ. Với thế mạnh là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách cho quân đội, Tổng công ty đã xây dựng đươc nhiều công trình nhà ở phục vụ cho cán bộ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong toàn quân. Các dự án của Tổng công ty để lại lợi ích cốt lõi cho khách hàng mục tiêu của mình, đó là giá thấp, chất lượng ổn định, an tâm về giao dịch.
Thứ hai, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Tổng công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thi công xây lắp, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Phần lớn nguồn nhân lực của Tổng công ty đều thuộc biên chế theo quy định của Nhà nước. Do vậy, nếu Tổng công ty thi công nhiều công trình cùng lúc hoặc công trình thi công cần nhiều nhân lực thì Tổng công ty có thể dễ dàng điều động.
Thứ ba, Tổng công ty có thương hiệu và uy tín tốt, nhất là trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp. Thị phần Tổng công ty chiếm lĩnh ngày càng phát triển, tăng dần qua từng năm. Thêm vào đó, Tổng công ty đã có cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị thi công đa dạng về chủng loại, có thể dùng cho nhiều loại công trình giúp Tổng công ty chủ động cao trong quá trình thi công cũng như đấu thầu các dự án
Thứ tư, Tổng công ty sở hữu nguồn vốn an toàn, lành mạnh, có sự tín nhiệm của khách hàng đối với việc giao dịch các sản phẩm và dịch vụ.
59
Thứ năm, Tổng công ty duy trì được văn hóa của doanh nghiệp Quân đội, đoàn kết và kỷ luật, quyết tâm trong hành động, tâm huyết với đơn vị, đặt lợi ích chung lên trên hết, làm việc theo tinh thần người lính.
2.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty còn bộc lộ một số hạn chế như:
Lực lượng lao động còn bất cập giữa trình độ đào tạo với năng lực thực tế, đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật, công nhân tay nghề một số ngành nghề còn thiếu. Năng lực tài chính còn một số hạn chế như quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu thấp, cơ cấu nguồn vốn chưa bền vững, nợ phải thu lớn dẫn đến việc quay vòng vốn chậm, tỷ trọng doanh thu từ các công trình, dự án bên ngoài Tổng công ty còn thấp, quy trình quản lý vật liệu chưa đạt hiệu quả cao làm phát sinh thêm chi phí như lưu kho, bảo quản, bốc dỡ làm tăng giá thành sản phẩm.
Năng lực thiết bị của công ty đa dạng, tuy nhiên còn một số tài sản cũ, lạc hậu về công nghệ, thiếu máy móc thiết bị chuyên dụng để thực hiện các công trình có thiết kế phức tạp, nên phải đi thuê ngoài, làm giá thành công trình tăng cao.
Công tác Marketing còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhanh nhạy nắm bắt cơ hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về Tổng công ty còn chậm, nhất là thông tin về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khi đấu thầu, dẫn đến giảm khả năng trúng thầu do thiếu thông tin tin cậy. Khả năng dự báo thị trường yếu.
Đầu tư cho khoa học công nghệ chưa thật sự quan tâm đúng mức, đặc biệt việc áp dụng công nghệ mới vào thi công xây lắp còn có những hạn chế nhất định, năng suất lao động chỉ ở mức trung bình so với toàn ngành.
Nguyên nhân
• Nguyên nhân khách quan
Việc chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến công trình bị kéo dài tiến độ, bố trí vốn trả nợ không tương xứng với giá trị Tổng công ty thực hiện, một số mặt hàng
60
do nhà nước quản lý như nhiên liệu dễ biến động lớn dẫn đến các loại vật tư khác tăng giá theo nhưng không cho đơn vị thi công điều chỉnh giá. Bên cạnh đó, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, chính sách tiền tệ không theo kịp thị trường đã tác động rất lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình gặp điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ gây tổn thất về chi phí cho Tổng công ty, tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp có nhiêu cơ hội phát triển vì môi trường thông thoáng, bình đẳng và công bằng, nhưng mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vì được bảo hộ thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều vô cùng khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì lại có tiềm lực lớn hơn hẳn về cả tài chính, kỹ thuật công nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm thi công các công trình mang tính phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.
• Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty vẫn còn hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ quan như sau:
Công tác quản trị doanh nghiệp nói chung có nhiều đổi mới, song vẫn chưa bắt kịp với nhu cầu và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành xây lắp. Tổng công ty vẫn còn ảnh hưởng khá nặng cách điều hành và quản lý công ty nhà nước, hay nói cách khác là của doanh nghiệp kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng. Phương pháp quản lý chưa thực sự khuyến khích sự năng động, sáng tạo và sự phát triển của các cá nhân có tinh thần cầu tiến.
Mặc dù công tác quản trị nhân sự đã được chú trọng, tuy nhiên so với đòi hỏi thực tế vẫn còn những hạn chế như, trình độ nhân lực không đồng đều, còn thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật có chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, thiếu công nhân có tay
61
nghề cao ở một số lĩnh vực đặc thù; khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại còn hạn chế;công tác đào tạo nội bộ chưa được chú trọng, chưa xây dựng được quy định cụ thể về vị trí công việc cho từng cá nhân làm cơ sở trả lương, đánh giá mức độ hoàn thành công việc,chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên người lao động chưa thực sự gắn bó với doanh nghiệp.
Năng lực tài chính còn có những hạn chế do Tổng công ty chưa năng động tìm tòi những nguồn huy động vốn phù hợp với tình hình hiện tại. Thêm vào đó, các công trình do Tổng công ty thi công chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, có giá trị cao, thời gian thi công kéo dài nên lượng vốn nằm tại công trình rất lớn, ngay cả khi quyết toán xong công trình thì việc thu hồi vốn diễn ra rất chậm.
Mặc dù Tổng công ty đã có kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ mới, nâng cấp những máy móc, thiết bị đã cũ và lạc hậu nhưng cũng do tiềm lực tài chính hạn chế nên chưa thể thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng.
Công tác Marketing còn chưa hiệu quả là do đây là hoạt động khá mới mẻ với Tổng công ty, nên chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện hiệu quả, đầu tư tài chính vào lĩnh vực này thấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing chưa được chuyên môn hóa, kiến thức và kỹ năng về Marketing còn thiếu.