Thị trường văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 79 - 80)

Phân khúc văn phòng thường biến động theo tình hình nền kinh tế, khi kinh tế hồi phục và phát triển mạnh thì phân khúc này mang lại nguồn thu đáng kể và ngược lại, khi kinh tế khó khăn thì nguồn thu bị ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu thuê văn phòng của các công ty có khuynh hướng giảm dần và việc cắt giảm chi phí sẽ được ưu tiên hơn.

Cơ cấu dân số trong độ tuổi 20-60 tăng nhanh trong các năm tới. Đây là độ tuổi người dân tham gia lao động, làm tăng lượng người lao động trong các công ty. Với tỷ lệ lao động tăng (~ 11% trong giai đoạn 2015 - 2020 và tăng số lượng công ty 35% trong giai đoạn 2015-2020). Nhu cầu thuê được dự đoán sẽ tăng cao trên thị trường, các doanh nghiệp trong nước là nhóm khách thuê tích cực nhất. 60% khách có nhu cầu thuê là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có nhu cầu mở rộng diện tích kinh doanh (trong đó các công ty cung cấp dịch vụ tài chính chiếm nhiều nhất với 26%) cho thấy sự lạc quan của các doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh tương lai.

Hình 3.3: Cơ cấu dân số độ tuổi 20-60 tại Việt Nam (%)

Nhu cầu diện tích văn phòng sẽ tiếp tục tăng song song với tăng trưởng lượng lao động và số lượng công ty.

Có thể thấy, chính sách nhà nước không cho chung cư làm văn phòng đăng ký kinh doanh, chính sách thuế yêu cầu Doanh nghiệp có trụ sở rõ ràng và hoạt động thường xuyên. Do đó nhu cầu văn phòng được dự báo sẽ còn phát triển để đáp ứng

69

yêu cầu từ Chính phủ về 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên phân khúc cạnh tranh sẽ rất rõ về hạng A, B, C…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)