Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 42 - 49)

2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Cũng như nhiều ngành khác, ngành xây dựng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội làm ra nhiều của cải hơn, hàng hóa lưu thông, thu nhập tăng thì nhu cầu mua nhà cũng gia tăng. Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường xây dựng.

Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2011- 2020 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 6.57%/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng 7.31% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước (quý 2 tăng 7.08% và quý 3 tăng 6.88%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng quý IV năm 2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016. Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất Đông Nam Á và là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

32

Mặc dù GDP tăng trưởng không quá cao và tiền Việt Nam đồng mất giá nhiều so với USD nhưng GDP bình quân đầu người vẫn có sự tăng trưởng. Giai đoạn 2019 - 2020, GDP sẽ tăng trưởng khoảng 6,9 – 7,1%/năm trong khi lạm phát bình quân là 3,5%/năm, thể hiện rằng sức mua sẽ tiếp tục được cải thiện. Bảng 2.1 cho thấy chi tiết một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn 2014 - 2018.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế 5 năm 2014- 2018

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng GDP (tỷ USD) 186,2 193,2 205,3 223,9 240,5 Tăng trưởng GDP (%) 6,0 6,7 6,2 6,8 7,08

Thu nhập bình quân đầu người

(USD/người) 2.028 2.109 2.215 2.385 2.587

Lạm phát (%) 4,09 0,63 4,74 3.53 3,54

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, www.gso.org.vn)

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng và nhà nước ta đã xác định:Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân.

Định hướng phát triển của Đảng và nhà nước ta đặt ra cho thấy ngành xây dựng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tích cực từ xu hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển đô thị văn minh và hiện đại hóa nông thôn.

Việc lạm phát thấp như hiện nay mang lại niềm vui cho người tiêu dùng và cũng không phải là dấu hiệu tiêu cực về sức cầu yếu ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (không có biểu hiện giảm phát), chính là điều kiện tốt để tận dụng dư địa điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy mạnh hơn tăng trưởng tín dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế

33

Bên cạnh đó, nếu xét đến hoạt động đầu tư nước ngoài thì cũng có những dấu hiệu tích cực tác động đến hoạt động của ngành . Tính đến năm 2018, tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 35,5 tỷ USD (cả đăng ký mới và điều chỉnh), bằng 98,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn FDI giải ngân ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất với 16,5 tỷ USD, chiếm gần 47% tổng vốn đăng ký. Kế đến là bất động sản với 6,6 tỷ USD; bán buôn, bán lẻ 3,6 tỷ USD... Xét về quốc gia có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam thì Nhật Bản đứng vị trí đầu tiên, tiếp theo là Hàn Quốc, Singapore... Địa phương thu hút được nhiều nhất FDI nhất gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng.

Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của MHDI nhưng cũng đặt ra cho MHDI những thách thức lớn. Nhu cầu về nhà ở gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, nhìn chung thì trong dài hạn Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.

2.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

Việc gia nhập WTO, là thành viên của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội để doanh nghiệp tham gia vào thị truờng toàn cầu.

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam trước kia còn chưa được hoàn thiện, đồng bộ và ổn định. Nhưng từ khi gia nhập vào WTO thì Nhà nước đã có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi, cam kết hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

34

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực họat động của Tổng công ty như các luật về: Đất đai, nhà ở, xây dựng, đầu tư, quy hoạch, kinh doanh bất động sản…đặc biệt là luật doanh nghiệp 2014 có nhiều đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường bình đẳng dưới sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, các quy định mới về thu hồi đất và đấu giá quyền sử dụng đất càng làm cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư thêm khó khăn. Các chính sách quan trọng trong năm 2014 (tính diện tích căn hộ theo thông thủy, cho phân lô bán nền, mở rộng gói vay 30.000 tỷ VNĐ, thông qua Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở 2014 cộng với lãi suất giảm nhiều (lãi vay ngắn hạn dao động khoảng 8%) đã hỗ trợ tốt cho thị trường.

Đánh giá chung cho thấy hệ thống văn bản pháp luật liên quan ngành xây dựng hiện vẫn rất phức tạp và chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà nên chưa thật sự phát huy được vai trò điều tiết thị trường. Việc phê duyệt quy hoạch 1/500 khá rắc rối, xin cấp phép xây dựng khó khăn và mất thời gian, khiến doanh nghiệp phải mất 3 - 6 năm mới có thể khởi công dự án, đẩy chi phí đầu tư lên cao dẫn đến giá thành sản phẩm buộc phải tăng

2.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Là một nước có tốc độ tăng dân số khá nhanh trong khu vực và thế giới, Việt Nam đang chủ động về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào vào độ tuổi lao động. Trung bình cứ mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người, dự báo nguồn cung nhân lực sẽ tiếp tục dồi dào trong thời gian tới.

Dưới tác động của đô thị hóa, sự dịch chuyển của người lao động từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm là điều tất yếu, kéo theo đó là nhu cầu bức thiết về nhà ở. Từ năm 2000, dân số đô thị bùng nổ mạnh mẽ và tốc độ tăng này được dự báo kéo dài hơn 50 năm. Năm 2025, tổng dân số Việt Nam dự báo đạt 99,33 triệu người, tương ứng mức tăng CAGR 2000 - 2025 là 1% nhưng thấp hơn so với mức tăng CAGR của dân số đô thị là 3%.

35

Hình 2.2: Dân số và tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam (1950 - 2050)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Để có thể tồn tại và phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.

Sắc thái văn hoá vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Đối với con người nhu cầu về nhà ở là nhu cầu cơ bản thiết yếu, đứng thứ hai sau nhu cầu về lương thực và thực phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người.

Tâm lý hiện nay của giới trẻ luôn muốn sống tự lập, tự chủ về kinh tế và đều mong muốn tách ra ở riêng, có thể là khi đã học xong và có công ăn việc làm ổn định, hoặc những người mới lập gia đình… ngày càng tăng quy mô gia đình độc lập. Các gia đình truyền thống, đa thế hệ ngày càng giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng nhanh chóng của các gia đình hạt nhân. Điều đó dẫn đến nhu cầu về nhà ở tăng lên một cách tương ứng.

36

Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao. Với thị trường hơn 90 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu di dân, tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Tổng công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.

2.2.1.4. Môi trường tự nhiên

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới thuộc bán đảo Đông Dương, chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, hệ động - thực vật đa dạng, nhiều tài nguyên khoáng sản…

Đặc biệt, việc tiếp giáp Biển Đông giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển với 2 lợi thế quan trọng:(1) tiềm năng tự nhiên to lớn với bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dương, nhiều bãi biển đẹp…; (2)vị trí địa lý - kinh tế chiến lược, đặc biệt là nằm trên hai tuyến hải hành và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới, nhất là trong thời đại bùng nổ phát triển châu Á - Thái Bình Dương.

Bỏ lại phía sau xuất phát điểm thuần nông nghiệp lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh trong phát triển kinh tế, trong đó xây dựng đô thị và phát triển kinh tế đô thị là điều kiện then chốt. Quyết định 445/2009/QĐ-TTg và 1659/2012/QĐ-TTg được ban hành đã xác định chương trình phát triển đô thị quốc gia đến 2020 và tầm nhìn đến 2025. Trong đó, các đô thị trung tâm được phân bố hợp lý trên cơ sở 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia là: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh); Vùng đồng bằng Sông Hồng (11 tỉnh, thành phố); Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố); Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố); Vùng đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh, thành phố).

37

Hình 2.3: Số lƣợng đô thị tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2025

(Nguồn: www.cbre.com.vn) 2.2.1.5. Môi trường công nghệ

Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới, Việt Nam đã tranh thủ cơ hội để tiếp thu và ứng dụng các công nghệ mới về xây dựng vào các công trình xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, tăng chất lượng, cũng như là giảm giá thành xây dựng. Hàng loạt công nghệ xây dựng mới đã và đang được áp dụng tại Việt Nam như: phương pháp thi công top- down giúp giảm thời gian thi công; Các phương pháp thi công tầng hầm, tường vây, móng cọc, công nghệ bê tông tự dầm; Công nghệ chống ăn mòn kết cấu thép; Công nghệ xây dựng đổ sàn nhanh không cần cốt pha, giảm thời gian thi công, tăng khả năng chịu tải; Công nghệ xây dựng nhà sử dụng tấm panel 3D tường, sàn, trần, cầu thang tiết kiệm thời gian thi công; Công nghệ thang máy 2 tầng giúp tăng khối lượng vận chuyển; Cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học vào việc điều hành quản lý thi công, thiết kế, vận hành, bảo trì, bảo hành giúp giảm chi phí, giảm số lượng nhân công... Cùng với sự phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài

38

tăng dần trong tỉ trọng đầu tư chung nên đã có những thay đổi nhận thức về chất lượng công trình. Điều này là tác nhân tích cực trong việc nâng cao trình độ quản lý cũng như chuyên môn của ngành xây dựng nước ta, góp phần hội nhập với các nước trong khu vực.

Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: năng lực điều hành quản lý, trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển... Với Tổng công ty đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự phát triển của công nghệ (ví dụ như công nghệ thi công sàn bóng, móng top base..) giúp Tổng công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để giảm giá thành xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển hoạt động đầu tư dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)