2.2.2.1. Áp lực từ khách hàng
Khách hàng là sự đe dọa trực tiếp trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn sẽ làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý, trong khi thị trường bất động sản không ổn định, nóng lạnh thất thường, giá cả, chi phí nguyên vật liệu thường tăng đột biến, chi phí nhân công chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
Nhóm khách hàng chủ yếu hiện nay của MHDI là các đối tượng cán bộ quân đội thuộc diện chính sách, những người có nhu cầu mua nhà thương mại với sự đầu tư cho căn hộ ở mức trung bình đến trung bình khá. Những nhóm khách hàng này có một số đặc điểm nổi bật đó là:
Tương đồng về nhận thức, thói quen, sở thích do vậy dễ chia sẻ, dễ thông cảm
Yêu cầu và kỳ vọng cao đối với chủ đầu tư: do tư duy các công ty thành lập ra để phục vụ cư dân theo diện quân đội (quân nhân)
39
Thu nhập ổn định
Có trình độ và hiểu biết
Những đặc điểm của khách hàng cho thấy họ tạo ra sức ép cạnh tranh ở mức độ trung bình đến MHDI.
2.2.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp
Nguồn đầu vào của Tổng công ty bao gồm quỹ đất, tài chính, vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, nguồn lao động.
Hiện nay MHDI chủ yếu thực hiện các dự án trên các khu vực đất quốc phòng chuyển đổi sang mục đích xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên quốc phòng. Vì vậy, nguồn cung về đất cho hoạt động của Tổng công ty là rất hạn chế. Các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng có thể không muốn hợp tác với Tổng công ty để thực hiện các dự án xây dựng vì họ muốn sử dụng đất họ quản lý cho mục đích khác. Mặt khác, đất quốc phòng thường nằm ở các khu vực trọng yếu, liên quan đến an ninh quốc gia nên việc chuyển đổi sang mục đích dân sự và thương mại cũng không dễ dàng, phải theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và Bộ Quốc phòng nói riêng. Nếu xét đến hướng phát triển tương lai của nguồn cung về đất, Tổng công ty buộc phải xem xét đến việc tìm kiếm các dự án từ quỹ đất dân sự. Trong điều kiện nước ta hiện nay, quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, cơ chế chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá chủ đầu tư là sức ép rất lớn. Như vậy, có thể nói sức ép từ nhà cung cấp đối với Tổng công ty là rất cao.
Về lực lượng lao động thì tương đối dồi dào. Hiện nay, cả nước có 54,32 triệu lao động trong độ tuổi từ 18 đến 55, nhân lực của ngành xây dựng chiếm khoảng 23% số người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Giá nhân công ngày càng tăng do vậy sức ép nguồn lao động là đáng kể.
Về nhà cung cấp tài chính, Tổng công ty ngoài nguồn vốn do Nhà nước cấp, vốn huy động của khách hàng mua nhà, vẫn chưa sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Do có lợi thế là Doanh nghiệp 100% Nhà nước nên vấn đề vay vốn ngân hàng tương đối thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác. Khi Tổng công ty có dự án đầu tư
40
hiệu quả thì việc tìm kiếm nguồn vốn vay với lãi suất thấp không phải quá khó khăn.
Vật tư thiết bị đầu vào của Tổng công ty bao gồm nhiều hạng mục: gạch, bê tông, cát, thép, thiết bị vệ sinh, thiết bị thang máy... Thị trường hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp, với giá cả cạnh tranh nên khả năng gây sức ép từ nhà cung cấp vật tư thiết bị nhìn chung không đáng kể.
2.2.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Trong ngành bất động sản, sản phẩm thay thế là nhà thuê, thuê mua, nhà công vụ. Đặc điểm của các sản phẩm thay thế là người tiêu dùng chỉ có thể sử dụng trong một thời gian xác định (thường là ngắn hạn) kèm theo các điều kiện cụ thể. Ví dụ như nhà công vụ thì chỉ dành cho một nhóm đối tượng nhỏ các cán bộ, công chức có chức vụ cao. Trong những năm gần đây, các loại hình nhà cho thuê bắt đầu phát triển trên thị trường và chủ yếu hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Điều này cho thấy các sản phẩm thay thế cũng đã xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, với tâm lý sở hữu tài sản của người dân Việt Nam, thì áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế trên là không đáng kể.
2.2.2.4. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại
Theo thống kê của Vietstock, có hơn 30 doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa trên 200 tỷ đồng đang niêm yết trên sàn hiện nay.
41
Hình 2.4: Các công ty bất động sản đang niêm yêt có vốn hóa trên 200 tỷ
(Nguồn: Viet toc inance)
Đây là những doanh nghiệp đầu ngành, lâu năm, quỹ đất nhiều, đã bước qua giai đoạn khủng hoảng với các dự án đang được đẩy mạnh đầu tư để đón lấy cơ hội phát triển từ sự phục hồi của thị trường xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Xét về các thông số vốn hóa thị trường, quy mô doanh thu và lợi nhuận thì ngoài các công ty trong nước lớn nhất như Vingroup, FLC, Sungroup.. hầu hết các công ty phát triển đô thị đều có quy mô tương tự nhau.
Về thị phần so với các doanh nghiệp ngoài Quân đội thì Tổng công ty còn ở mức khiêm tốn, nhưng với các doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng thì Tổng công ty đang chiếm thị phần lớn, là 01 trong những doanh nghiệp hàng đầu đảm bảo về nhà ở chính sách cho cán bộ quân đội toàn quân. Tuy nhiên một số doanh nghiệp khác trong quân đội (như Tổng công ty 789, 36, 319…) cũng đang dần tiến tới mức cân
42
bằng như Tổng công ty. Nếu Tổng công ty không có những chính sách, chiến lược thích hợp để giữ và phát triển thị phần của mình cũng như chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh thì không lâu sau Tổng công ty sẽ phải nhường chỗ cho những doanh nghiệp trên.
2.2.2.5. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Với thị trường thế giới đang gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư nước ngoài đang nhòm ngó vào thị trường Việt Nam, với tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án sẽ là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Với lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, thời gian tới sẽ hình thành một loạt các công ty cổ phần mới, vừa tận dụng năng lực của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 51% vốn, vừa tận dụng các năng lực khác của các đối tác cũng là thách thức lớn.
Hiện tại sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn là rất lớn do hàng rào gia nhập ngành xây dựng có sức mạnh không đáng kể (vốn pháp định yêu cầu trên 10 tỷ đồng)