7. Kết cấu của Luâ ̣n văn
1.2. Khái niệm chung về tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa
1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “tranh chấp” trong Từ điển Tiếng Việt điện tử có định nghĩa: Tranh giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào (tranh chấp đất đai, tranh chấp thị trường…); đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên (tranh chấp ý kiến, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế…) Tranh chấp trong SCYK được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ y tế.
1.2.1.1. Đặc điểm của tranh chấp trong Sự cố y khoa
Tranh chấp phát sinh trong SCYK bản thân nó mang đầy đủ các đặc điểm của SCYK đã nêu tại mục 1.1.2 ở trên, bên cạnh đó nó còn có thêm các đặc điểm sau:
Trách nhiệm bồi thường trong tranh chấp phát sinh trong SCYK có thể đồng thời vừa mang bản chất của trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng, vừa kèm theo BTTH ngoài hợp đồng.
Luôn có sự bất tương xứng trong tranh chấp phát sinh trong SCYK giữa BN và gia đình BN với BV vì: BN và gia đình BN rất khó khăn trong việc thu thập bằng
20
chứng, thường gặp khó khăn về nguồn lực trong quá trình giải quyết mâu thuẫn; trong khi đó BV thường tham gia tranh chấp với vai trò pháp nhân, có nhiều bộ phận chuyên môn tham mưu, có nguồn lực đầy đủ để theo đuổi khiếu kiện nếu có.
1.2.1.2. Xác định tranh chấp trong Sự cố y khoa
a) Xác định trách nhiệm
Trường hợp HĐCM kết luận NVYT vi phạm 1 trong các hành vi tại khoản 1 Điều 73 hoặc trường hợp SCYK sảy ra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì doanh nghiệp bảo hiểm mà BV đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với BV đó. Trường hợp BV chưa mua bảo hiểm thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).
Ngoài việc bồi thường theo các nôi dung nêu trên, BV và NVYT có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).
Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình KBCB nhưng vẫn xảy ra SCYK thì thì BV và NVYT không phải bồi thường thiệt hại (Khoản 3 Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).
Đối với thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007).
21
b) Trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do người của Pháp nhân gây ra thì “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người
của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Như vậy, pháp luật cũng đã
quy định rất rõ trách nhiệm của bệnh viện.
Hiện nay, Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quy định rất cụ thể việc xác định thiệt hại là căn cứ để bồi thường cho người bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng. Những quy định này cũng sẽ áp dụng chung đối với các trường hợp người bệnh gặp sự cố y khoa trong bệnh viện.
Bên cạnh đó, Nghị định 104/2016/NĐ-CP cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cho người bị thiệt hại khi sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
Phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH thì mới tính được mức bồi thường cụ thể trên từng SCYK khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay căn cứ theo các quy định của pháp luật, khi SCYK xảy ra sẽ có thể phát sinh 2 trường hợp tranh chấp làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường như sau:
Một là, tranh chấp do phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng:
Trường hợp này hay gặp tại các BV tư nhân hơn vì các BV tư thường bán các gói sản phẩm dịch vụ cho BN và đi kèm với đó là 01 hợp đồng bằng văn bản có đầy đủ các điều khoản mà bao gồm cả điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng. BV tư nhân bản chất là doanh nghiệp, khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại quy định phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại bao gồm cả “hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”. Như vậy, đối với trường hợp bệnh viện
22
tư nhân nêu trên thì nếu bên không có mục đích lợi nhuận (bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân) chọn áp dụng Luật Thương mại thì liệu có thể xác định tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại và áp dụng Luật Thương mại để giải quyết hay không? Để trả lời câu hỏi này, phải xác định loại tranh chấp này có phù hợp với hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu
về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận” hay không. Qua đó có thể thấy,
tranh chấp trong SCYK nêu trên về trường hợp bệnh viện tư nhân chỉ có 1 bên có lợi nhuận, còn bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân không có mục đích lợi nhuận nào.
Do đó dù là BV công lập hay tư nhân cũng là 01 tổ chức cung cấp dịch vụ và BN là người sử dụng dịch vụ KBCB, vì vậy khi 01 bên đồng ý cung cấp (bán) và 01 bên đồng ý sử dụng (mua) thì theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch dân sự đã được hình thành; căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự là hợp đồng. Trong trường hợp này nguồn luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự 2015. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định tại các điều khoản sau của Bộ luật Dân sự năm 2015: Điều 13 quy định, BN và gia đình BN có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 360 cũng có quy định tương tự, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì BV phải bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần (Điều 361). Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm: (i) Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại , thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra BN và gia đình BN được hưởng do hợp đồng mang lại; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; (iv) Thiệt hại về tinh thần.
23
Hai là, tranh chấp do phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
Trường hợp nếu không thể chứng minh được giao dịch dân sự đã hình thành, hoặc các SCYK không liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa BV với BN như bắt cóc, bị NVYT xâm hại tình dục, NVYT bán thuốc giả/nhập lậu/hết hạn sử dụng cho BN… thì theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp
luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba Bộ
luật Dân sự về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của BV, NVYT phải bồi thường cho bên bị thiệt hại là BN, gia đình BN. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH.
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Qua nghiên cứu có thể thấy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại (BN, gia đình BN). Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện như sau:
Có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần (bao gồm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín)
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
24
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Từ các phân tích nêu trên, có thể xác định các tranh chấp phát sinh trong SCYK
là tranh chấp dân sự.
1.2.1.3. Xác định mức bồi thường
Việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009).
Khi bệnh nhân gặp sự cố y khoa xuất phát từ lỗi của nhân viên y tế thì ngoài việc được bồi thường do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại thì bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân còn được bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần. Khác với quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tăng mức trần bồi thường tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự năm 2015 dùng cụm từ “mức lương cơ sở” thay cho “tháng lương tối thiểu” để tính mức bù đắp tổn thất về tinh thần. Và mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở đối với trường hợp sức khoẻ bị xâm hại và tối đa 100 lần mức lương cơ sở đối với trường hợp tính mạng bị xâm hại.
1.2.2. Nguồn luật áp dụng trong tranh chấp phát sinh do sự cố y khoa
1.2.2.1. Các văn bản luật
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền dân sự. Với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; các quy định chung về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; các quy định về giao dịch dân sự, bảo đảm quyền tự do thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự ổn định của giao dịch, quyền, lợi ích của bên thiện chí, bên ngay tình. Quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự. Quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được đảm bảo tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm kịp thời, nâng cao trách nhiệm của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác trong tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, sự ổn định của các quan
25
hệ dân sự về thời hiệu được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Các quy định chi tiết về nghĩa vụ và hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương thức mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật khiếu nại năm 2011 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
26
Luật Tố cáo năm 2018 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm