Tình hình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 66)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

2.1. Tình hình SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK

2.1.1.2. Tình hình tại Việt Nam

Nghiên cứu của 1 số bệnh viện tại Việt Nam về nhiễm khuẩn bệnh viện được báo cáo trong các hội nghị, hội thảo về KSNK cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 4,5%-8% người bệnh nội trú (Bộ Y tế 2014, Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, tr 11).

Bảng 2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam

Nghiên cứu Năm NKBV %

Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BVTW) 2005 5,8

Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam) 2005 5,6

Nguyễn Việt Hùng (36BV phía Bắc) 2006 7,8

Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 NB có phẫu

thuật tại Bệnh viện trung ương Huế. 2008 4,3

Lê Thị Anh Thư. Giám sát viêm phổi bệnh viện liên quan

48

Bên cạnh đó, hậu quả của SCYK làm cho BN phải kéo dài thời gian điều trị và tăng chi phí. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do nhiễm khuẩn vết mổ là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ hàng năm khoảng 130 triệu USD. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp (Bộ Y tế 2014, Tài liệu đào tạo An

toàn người bệnh, tr 81).

Nếu tìm kiếm bằng tiếng Việt trên Google với cụm từ “đòi bệnh viện bồi thường do sự cố y khoa” sẽ cho ra 1.610.000 kết quả trong 0,62 giây và cụm từ “Sự cố y khoa gây tử vong tại bệnh viện” (SCYK gây tử vong thường sẽ khó che dấu nhất và đa phần sẽ xảy ra tranh chấp sau sự cố) sẽ cho ra 25.500.000 kết quả trong 0,54 giây.

Từ các số liệu trên có thể sơ bộ nhận thấy vấn đề tranh chấp trong SCYK là tình trạng phức tạp mang tính toàn cầu. Tại Việt Nam, các con số 1.610.000 và 25.500.000 sẽ là chưa đủ để nói lên sự nghiêm trọng này vì không phải SCYK nào cũng được biết đến và không phải SCYK nào được biết đến cũng được công khai trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Nhưng nếu thống kê nhanh cũng có thể liệt kê ra hàng loạt các sự cố y khoa nghiêm trọng như:

Bà Hứa Cẩm Tú hỏng một quả thận, bác sĩ BV đa khoa Cần Thơ “lỡ tay” cắt cả hai ngày 06/12/2011 khiến sức khoẻ bà suy giảm 81% theo kết quả giám định pháp y của Viện Pháp y quốc gia.

Ngày 09/05/2012, sản phụ Lưu Thị Cầm (Tiền Giang) bị bỏ quên gạc phẫu thuật trong bụng sau mổ lấy thai và gặp diễn biến phải chuyển viện; hơn tuần sau Sở Y tế (SYT) tỉnh Tiền Giang vẫn chưa xác định được kíp mổ nào bỏ quên gạc trong hai BV đa khoa khu vực thị xã Gò Công và BV Phụ sản Tiền Giang. Trường hợp bé Trần Anh Đ, 21 tháng tuổi bị cắt nhầm vào bàng quang khi phẫu thuật thoát vị bẹn ngày 25/10/2012 tại Bệnh viện thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Sáng 20/07/2013, tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị; 3 cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B. Một ngày sau tại Bệnh viện huyện Tuy Phong, Bình Thuận 1 bé sơ sinh khác tử vong sau 13 tiếng tiêm vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Anh Lê Văn Giang (29 tuổi, Cái Răng,

49

Cần Thơ) nhập viện Lao và Phổi thành phố Cần Thơ do tràn khí màng phổi tái phát bên trái ngày 28/08/2013 sau mở màng phổi hút khí dẫn lưu liên tục gia đình phát hiện anh Giang có 2 vết mở màng phổi ở cả bên trái và phải. BV giải thích, do BS coi phim sai nên mở màng phổi nhầm bên phải, sau đó phải mở lại.

Sáng ngày 29/07/2015, em Lê Nguyễn Quốc Hào (6 tuổi, ngụ xã Thanh Bình, Vũng Liêm, Vĩnh Long) được đưa vào phòng mổ với chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã mổ chân phải.

Ngày 15/06/2016 tại Bệnh viện 115 Nghệ An, bé Phạm Thành Luân (6 tuổi, ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mổ rút đinh kết hợp xương cố định cổ tay phải bị mổ nhầm sang tay trái. Ngày 20/06/2016, đại diện BV Phụ sản Thanh Hóa xác nhận BV này đã trao nhầm trẻ sơ sinh cho hai gia đình sinh con ở bệnh viện cách đây bốn năm. Đây là vụ trao nhầm con thứ 3 được công bố trên truyền thông trong năm 2016, trong đó 2/3 trường hợp (bị trao nhầm ở Hà Nội nay đã trưởng thành) vẫn chưa tìm được cha mẹ ruột. Ngày 19/07/2016, anh Trần Văn Thao (37 tuổi, trú tại Ứng Hòa, Hà Nội) nhập BV Việt Đức và với chỉ định mổ chân trái nhưng kíp mổ đã mổ nhầm sang chân phải. Trước khi mổ lại đúng chân, phía BV đã yêu cầu người nhà BN đóng thêm 5 triệu đồng tiền viện phí để tiếp tục thực hiện ca mổ khiến người nhà BN vô cùng bức xúc. Bệnh nhân Ma Văn Nhật (54 tuổi, ở Bình Trung, Chợ Đồn, Bắc Cạn) bị BV đa khoa tỉnh Bắc Cạn để quên 01 chiếc panh trong bụng từ năm 1998, đến tháng 12/2016 mới phát hiện ra.

Bà Nguyễn Thị Hồng (79 tuổi, trú tại Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh) đã tử vong một ngày sau khi phẫu thuật thay chỏm xương đùi tại Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) lúc 5 giờ sáng ngày 13/07/2017.

Ngày 15/01/2018, bệnh nhi bị sử dụng nhầm kaliclorid 10% đường uống sang tiêm tĩnh mạch ở BV Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) và tử vong 1 tuần sau đó ở BV Nhi Trung ương.

Ngày 25/05/2019, tại BV Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) ông Nguyễn Văn Ba 59 tuổi đột ngột tử vong sau 4 ngày mổ ruột thừa. Ngày 29/5/2019, Công an huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã khởi tố nam nhân viên BV đa khoa huyện

50

Quỳnh Nhai về hành vi xâm hại tình dục bệnh nhi 13 tuổi khi chụp X-quang. BN Nguyễn Đức Th (30 tuổi ngụ tại Hậu giang) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 12/6/2019 với chẩn đoán gãy đốt sống ngực D8 – dập tủy ngực nhưng sau đó đã bị khoan nhầm cẳng chân.

Nếu nói các bệnh viện công do tình trạng quá tải nên rủi ro nhiều hơn thì thực tế là SCYK cũng vẫn gặp cả ở các bệnh viện tư như: Ngày 25/12/2016, hai người chết sau khi tiêm thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức. Năm 2018, tại một bệnh viện Quốc tế ở Hà Nội xảy ra sự cố 01 em bé chiếu đèn điều trị vàng da đã tử vong ngay trên bàn chiếu đèn vì bị bỏng nặng. cũng trong năm này tại một bệnh viện tư ở Quảng Ninh xảy ra SCYK phẫu thuật khiến BN tử vong ngay trên bàn mổ do phẫu thuật viên trong quá trình mổ đã cắt vào động mạch vùng cùng cụt.

Trên đây chỉ là 1 vài vụ việc nội cộm được liệt kê nhanh trên các phương tiện truyền thông, còn phần chìm của “tảng băng” khó mà có thể thống kê đầy đủ. Phía sau của những SCYK trên là chặng đường gian nan đòi bồi thường, đòi bù đắp của BN và gia đình họ, nhìn lại những vụ việc trước đó để thể thấy phần nào thực trạng về giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK hiện nay ở nước ta:

Cuối năm 2017, TAND thành phố Cần Thơ đã tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện “Tranh chấp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dịch vụ” giữa nguyên đơn là bà Hứa Cẩm Tú với bị đơn là BV Đa khoa thành phố Cần Thơ để làm rõ những chứng cứ trong việc bà Tú bị cắt nhầm 2 quả thận. Trong phiên sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều đã tuyên buộc bị đơn bồi thường một lần 302,4 triệu đồng và hằng tháng 5,8 triệu đồng cho bà Tú. Sau đó, BV kháng cáo; Vậy là hơn 4 năm sau khi bà Tú bị cắt nhầm 2 quả thận, việc bồi thường vẫn chưa ngã ngũ.

Trước đó, ông Trịnh Quang S (55 tuổi, ngụ TP HCM) mổ rò động mạch chủ xoang hang tại BV Đại học Y Dược TP HCM và bị tai biến gần như sống thực vật. Vì vậy, gia đình ông khởi kiện BV này đòi bồi thường 33 tỉ đồng. Đây có lẽ là số tiền đòi bồi thường “khủng” nhất trong một vụ kiện mà nền y tế Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, rất khó khăn trong việc tìm được bằng chứng và yêu cầu BV bồi thường.

51

Ở một số nước, trước một sự cố y khoa đều có Hội đồng Bác sĩ giải quyết. Còn ở Việt Nam, khi có đơn khiếu nại sau SCYK, BV hoặc SYT thành lập Hội đồng Chuyên môn (HĐCM) để xác định nguyên nhân. Trường hợp các bên không đồng ý với kết luận ở cấp cơ sở/địa phương thì Bộ Y tế (BYT) thành lập một HĐCM cấp trung ương. Kết luận của HĐCM do BYT thành lập sẽ là kết luận cuối cùng và là cơ sở để tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, hiện nay, việc đền bù như thế nào cho những thiệt hại của bệnh nhân thực sự còn bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, HĐCM hiện nay chưa thực sự đảm bảo tính độc lập để điều tra, đánh giá các SCYK. Đến thời điểm này, tại Việt Nam mới có điều khoản bồi thường khi có trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch miễn phí của nhà nước. Tuy nhiên, từ thời điểm Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng có hiệu lực ngày 01/7/2016 đến nay mới chỉ có 1 ca tử vong do tai biến sau tiêm vắc-xin được bồi thường (Báo Người lao động 2017, Gian nan đòi bồi thường tai biến y khoa).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)