7. Kết cấu của Luâ ̣n văn
3.3.2.2. Đối với phương pháp hòa giải
Thứ nhất, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định “các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp” (điểm a khoản 2 Điều 80). Tuy nhiên
ngoài quy định rất chung nêu trên thì chưa có một cơ chế chính thức nào cho hoạt động này. Mặt khác ở Việt Nam, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hoà giải thương mại chỉ áp dụng cho tranh chấp thương mại. Theo đó, để được các hoà giải viên hay tổ chức hoà giải giải quyết vụ việc thì tranh chấp phải là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại hoặc phải được pháp luật quy định về việc sử dụng phương pháp này. Vì thế, những tranh chấp không thuộc lĩnh vực thương mại, cũng không được luật chuyên ngành quy định thì sẽ không thuộc phạm vi áp dụng và thẩm quyền giải quyết tranh chấp bởi hoà giải viên thương mại theo Nghị định này. Kết quả là, việc thực hiện nghề nghiệp của hoà giải viên, tổ chức hoà giải sẽ bị giới hạn phạm vi lĩnh vực giải quyết tranh chấp một cách không cần thiết. Trong đó, một số hoạt động hoà giải như trong lĩnh vực dân sự (cụ thể là tranh chấp trong SCYK) lại thiếu cơ chế dịch vụ hoà giải được quy định bởi pháp luật.
Do đó, trong tương lai, Việt Nam cần nghiên cứu việc ban hành một văn bản Luật về hoà giải. Luật Hoà giải mới sẽ là văn bản pháp lý quy định cơ sở pháp lý cho chủ thể hoà giải, xác định quy trình hoà giải tiêu chuẩn và các vấn đề liên quan đến phạm vi nghề nghiệp của hoạt động dịch vụ hoà giải trong xã hội như dịch vụ
92
khám bệnh, chữa bệnh.... Luật cũng nên giải thích rõ về nội hàm của thuật ngữ “hoà giải”, nên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả trung gian và hoà giải hay bất cứ sự trợ giúp của bên thứ ba là hoà giải viên để giúp các bên giải quyết được tranh chấp của mình.
Năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật Hòa ở giải cơ sở, vì thế Luật Hòa giải mới nên tồn tại song song hay hợp nhất với Luật Hòa giải ở cơ sở. Về vấn đề này tác giả cho rằng hai luật này cần hợp nhất để tránh làm phức tạp hóa hệ thống pháp luật.
Thứ hai, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (Điều 35).
Tại Pháp, mô hình Ủy ban hòa giải và bồi thường khu vực hỗ trợ hoặc hướng dẫn bắt buộc cho bệnh nhân/gia đình bệnh nhân khi có tranh chấp liên quan đến SCYK, đây là một mô hình hay để Việt Nam có thể học tập. Hệ thống pháp luật của Việt Nam và Pháp là khá tương đồng nên việc học tập mô hình này của Pháp sẽ thuận lợi hơn các mô hình tại Mỹ và Anh.
Căn cứ trên quy định của điều Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, tại Quảng Ninh có thể thành lập một Trung tâm hòa giải và bồi thường y tế để triển khai mô hình của Pháp, song vẫn cần 1 chính sách quốc gia để đảm bảo trên toàn quốc đều được phủ ít nhất mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có một Trung tâm hòa giải và bồi thường y tế hoạt động độc lập, khách quan.