Cơ sở, nguyên tắc của đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 105)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

3.1. Cơ sở, nguyên tắc của đề xuất giải pháp

Việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện tại tỉnh Quảng Ninh cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quá trình giải quyết tranh chấp không được trái quy định của pháp

luật, đạo đức xã hội. Việc các bên tự tiến hành thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra cơ quan tố tụng phải bảo đảm đúng theo trình tự, quy định pháp luật. Thỏa thuận đạt được không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu thỏa thuận đó vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luận dân sự, vi phạm các quy định pháp luật thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý.

Thứ hai, tranh chấp phát sinh trong SCYK giải quyết bằng thương lượng, hòa

giải phải dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng thiện chí và hợp tác. Pháp luật không cho phép một bên bằng quyền lực của mình có hành động ép buộc, bắt bên kia phải thực hiện những việc họ không mong muốn. Bệnh viện và bệnh nhân có cùng địa vị pháp lý và bình đẳng như nhau trước pháp luật và trong quá tình giải quyết mâu thuẫn. Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK về bản chất là một giao dịch hoặc thỏa thuận dân sự; do đó cần phải bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và thiện chí trong quá trình thương lượng hoặc hòa giải.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi ích

hợp pháp của bệnh viện và bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong việc xác định tranh chấp SCYK đó có được giải quyết một cách hiệu quả không. Nếu chỉ đáp ứng được lợi ích từ một phía thì tranh chấp đó chưa được giải quyết triệt để; có thể dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Thứ tư, tranh chấp phát sinh trong SCYK phải được giải quyết một cách nhanh

chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên. Đây cũng là nguyên tắc để đánh giá một tranh chấp đã được giải quyết hiệu quả hay chưa. Kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp không chỉ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của bệnh viện mà cũng ảnh

73

hưởng tới sức khỏe, tinh thần, kinh tế của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Do vậy, khi có tranh chấp phát sinh các bên cần lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp nhằm giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng, tiết kiệm thời gian và công sức của các bên.

3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế phát sinh sự cố y khoa

Như đã đề cập ở trên, sự cố y khoa là những tình huống phát sinh bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, bất cứ quy trình, công đoạn nào trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế, xảy ra ngoài mong muốn của cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Sự cố y khoa gây ra những ảnh hưởng lớn đối với cả bệnh nhân và bệnh viện. Đối với bệnh nhân, sự cố y khoa có thể kéo dài thời gian điều trị, cũng có thể là những tổn hại về sức khỏe, thân thể và thậm chí là đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Đối với các cơ sở y tế, sự cố y khoa cũng để lại những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến uy tín, an toàn, an ninh bệnh viện. Chính vì thế, hạn chế tối đa việc phát sinh sự cố y khoa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong ngành y tế nói chung và các bệnh viện tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Dựa trên thực tế quá trình công tác tại các cơ sở y tế tỉnh Quảng Ninh, người viết nhận thấy, để khắc phục cũng như hạn chế được các sự cố y khoa cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh

Cần nhận thức rằng, phát triển nguồn nhân lực luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Y tế cần phải quan tâm để từng bước nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên y tế là việc làm then chốt. Các thống kê ở trên đã chỉ ra rằng, có tới 58,5% các sự cố y khoa tại tỉnh Quảng Ninh có nguyên nhân gốc xuất phát từ nhân viên y tế, thậm chí tỷ lệ này tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến cơ sở là 64,2%. Do đó, hơn bao giờ hết công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên y tế tại Quảng Ninh cần phải được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện. Điều

74

này góp phần nâng cao dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế phát sinh các sự cố y khoa đáng tiếc.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế cần phải được thực hiện một cách khoa học, có kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả cao; tránh tình trạng đào tạo một cách hình thức, phong trào, mang nặng lý thuyết mà không gắn liền với thực tế. Trong thời gian sắp tới, các bệnh viện cần tiến hành:

Các bệnh viện cần triển khai thực chất và nghiêm túc các quy định về đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho NVYT theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT; đặc biệt là các tuyến y tế cơ sở - những nơi có chất lượng khám chữa bệnh vẫn còn thấp. Cần xây dựng một cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động này để tránh tình trạng tổ chức hình thức chỉ nhằm mục đích ghi nhận giờ như một số nơi hiện nay. Theo đó, lãnh đạo các bệnh viện trực tiếp lên kế hoạch tập huấn, đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Sở Y tế Quảng Ninh có trách nhiệm giám sát, kiểm tra nội dung đào tạo, quy trình và kết quả đào tạo. Việc đào tạo cần phải thực chất và phải gắn với tiêu chuẩn đầu ra; sau đào tạo nếu nhân viên đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì ghi nhận đã hoàn thành chương trình; nếu chưa đáp ứng được thì bắt buộc phải đào tạo lại. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đầu ra cần dựa vào các văn bản hướng dẫn của Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo – Bộ Y tế và có tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, kết hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp trong Tổng hội Y học Việt Nam với 48 hội chuyên khoa trung ương, 57 hội địa phương trong việc cập nhật kiến thức, kỹ năng tay nghề cho hội viên. Các bệnh viện tại Quảng Ninh cần phải có sự kết nối chặt chẽ với các hội nghề nghiệp trung ương và địa phương trong việc cập nhật các kiến thức mới.

Tăng cường đào tạo, huấn luyện về an toàn đối với bệnh nhân cho nhân viên y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đưa chương trình đào tạo An toàn người bệnh thành chương trình đào tạo bắt buộc đối với toàn bộ NVYT và quy định phải thực hiện tái đào tạo hàng năm ít nhất 1 lần. Đây là việc làm quan trọng, nhằm nâng

75

cao nhận thức của các nhân viên y tế về an toàn người bệnh. Các nhân viên y tế cần phải xác định, bệnh nhân cũng giống như người nhà của mình; cần phải hết sức cẩn thận, tận tâm, tập trung, vận dụng hết khả năng, chuyên môn trong việc khám bệnh, chữa bệnh.

Cần tổ chức thực hiện nghiêm các chương trình đào tạo bắt buộc theo quy định của pháp luật thay vì hình thức và chống đối như: Đào tạo về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động… Thực tế hiện nay, các bệnh viện công tại Quảng Ninh vẫn chưa xem trọng công tác này. Các yếu tố về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh đều là những nhân tố tiềm tàng, là nguyên nhân có thể gây ra sự cố y khoa.

Xây dựng tài liệu quốc gia về đào tạo An toàn sử dụng vật tư - thiết bị y tế, An toàn hệ thống kỹ thuật trong bệnh viện và tổ chức đào tạo bắt buộc cho mọi đối tượng làm việc trong bệnh viện. Vật tư - Thiết bị y tế như bơm tiêm, dây chuyền, đèn chiếu, máy chụp Xquang… là các công cụ trực tiếp tham gia hoạt động chữa bệnh. Việc sử dụng cần phải thực hiện đúng quy định; ví dụ bơm tiêm không được tái sử dụng, không được sử dụng chung trên nhiều bệnh nhân khác nhau hoặc dùng một bơm tiêm để pha nhiều loại thuốc… Sử dụng thiết bị y tế, hệ thống kĩ thuật cần bảo đảm an toàn cho người vận hành và an toàn cho đối tượng được điều trị, ví dụ phòng tránh điện giật, bỏng... Hệ thống trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại là tín hiệu tích cực trong công tác khám bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, thiết bị càng hiện đại đòi hỏi các nhân viên y tế cũng cần có đủ kĩ năng để vận hành đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn đã quy định.

3.2.1.2. Xem xét thành lập tổ chức An toàn người bệnh

Các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Úc, Anh, Canada, New Zealand từ thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã tiên phong thành lập các tổ chức chuyên trách để tư vấn, giám sát, đánh giá an toàn người bệnh như: Ủy ban quốc gia về chất lượng y tế và an toàn người bệnh (Mỹ, Úc, Malaysia ); Viện nghiên cứu quốc gia an toàn người bệnh (Mỹ, Canada); Hiệp hội an toàn người bệnh (Úc); Cơ quan an toàn người bệnh quốc gia (Anh quốc, Mỹ); Liên minh an toàn người bệnh Đức (German Coalition for Patient Safety); Ủy ban hòa giải và bồi thường khu vực ở Pháp (Commission Régionale de

76

Conciliation et d'indemnisation - CRCI)... Các tổ chức trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, tư vấn, điều phối các nỗ lực về An toàn người bệnh.

Điều này đặt ra đòi hỏi cần thiết về việc thành lập một “Ủy ban quốc gia về chất lượng chăm sóc y tế và an toàn người bệnh” của Việt Nam, có văn phòng đại diện đến các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc các cụm tỉnh… Ủy ban này có nhiệm vụ là cơ quan tham mưu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ngành y tế; thực hiện giám sát hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm an toàn cho người bệnh; điều phối các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân/gia đình bệnh nhân và các bệnh viện/nhân viên y tế khi SCYK nghiêm trọng xảy ra. Và để đảm bảo SCYK được xem xét như một vấn đề xã hội thì Ủy ban này phải hoàn toàn độc lập với Bộ Y tế.

3.2.1.3. Thiết lập hệ thống báo cáo và cơ sở dữ liệu sự cố y khoa quốc gia dùng chung

Sự cố y khoa, đặc biệt là các sự cố phát sinh do sai sót trong thực hành, quy trình thực hiện luôn là những bài học giá trị để các nhân viên y tế nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm cho mình, tránh không mắc phải những sai sót tương tự. Mặc dù một hệ thống báo cáo SCYK bắt buộc và tự nguyện đã được thiết lập bởi Thông tư 43/2018/TT-BYT; song hiện tại chưa có: (1) Quy trình hướng dẫn báo cáo dạng lưu đồ để giúp NVYT dễ dàng thực hiện các quy định của thông tư; (2) Một cơ sở dữ liệu điện tử có thể dễ dàng truy cập, tra cứu và học hỏi. Người viết xin đề xuất các giải pháp sau:

Thiết lập lưu đồ Quy trình hướng dẫn nhanh công tác báo cáo SCYK dùng chung toàn tỉnh. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BYT xin đề xuất sơ đồ Quy trình hướng dẫn nhanh công tác báo cáo SCYK như sau:

77

78

Các bệnh viện đang phải tự thiết lập hệ thống phần mềm báo cáo của riêng mình mà không theo bất kỳ một chuẩn mực nào và không thể kết nối với nhau để chia sẻ, trao đổi dữ liệu. Điều này đòi hỏi một chương trình, chính sách ở cấp quốc gia nhằm tạo ra một phần mềm báo cáo trực tuyến và dữ liệu “thư viện bài học” từ những SCYK, những lỗi hệ thống, lỗi cá nhân…

Từ kinh nghiệm tại một số nước phát triển cho thấy việc công khai minh bạch thông tin về sự cố y khoa làm giảm áp lực của xã hội cho ngành y tế và ngành y tế nhận được sự thông cảm, chia sẻ của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng xã hội về tính chất phức tạp, đa dạng của sự cố y khoa. Tại Mỹ, hầu hết các Bang đã thông qua Luật về báo cáo sự cố y khoa (The Adverse Health Events Reporting Law) vào năm 2003 và sửa đổi vào năm 2004. Tiếp đó các nước như Úc, Canada, New Zealand… đã thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và hệ thống báo cáo tự nguyện tại các cơ sở y tế.

3.2.1.4. Cải thiện môi trường làm việc và văn hóa an toàn người bệnh

Việc yêu cầu bệnh viện hoạt động liên tục 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần đã tạo ra những áp lực trong công tác quản trị bệnh viện và sự mệt mỏi của NVYT khi phải trực 24 giờ liên tục… Một chính sách quốc gia về đảm bảo nhân lực cho ngành y tế cũng như yêu cầu bắt buộc về tổ chức làm việc theo ca kíp thay vì thường trực, thường trú như hiện nay đang là một đòi hỏi bức thiết.

Các bệnh viện cần trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị làm việc, thiết lập hệ thống nhắc nhở, giảm bớt việc phải vận dụng trí nhớ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho cán bộ y tế.

Rà soát lại các hoạt động thường quy trong công việc như: Khám bệnh, kê đơn, phát thuốc, bàn giao ca kíp... phát hiện các khoảng trống có nguy cơ tiềm tàng tới sự an toàn người bệnh để chủ động khắc phục, rà soát và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, khắc phục lỗi hệ thống và tăng cường giáo dục. Phát động thành các cuộc thi, phong trào, chiến dịch trong toàn ngành y tế để tận dụng tối đa trí tuệ tập thể, sáng kiến cộng đồng.

79

Tổ chức các hoạt động quốc gia thường niên vào ngày Thế giới An toàn người bệnh (17/9) như hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc gia/quốc tế về Quản lý chất lượng bệnh viện/An toàn người bệnh.

Thiết lập các công cụ quốc gia dùng chung trong hỗ trợ thực hành y khoa như: Hệ thống thẩm định y lệnh/đơn thuốc tự động cảnh báo tương tác thuốc; dữ liệu quốc gia về cảnh báo tiền sử dị ứng, lịch sử bệnh lý…

Ngoài ra, bệnh viện cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng đời sống của nhân viên y tế. Thời gian cường độ và áp lực làm việc rất lớn, tuy nhiên mức lương mà nhân viên y tế nhận được lại chưa tương xứng. Ngoài việc lo cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế còn nhiều trăn trở cho cuộc sống, chi tiêu. Thực tiễn, để trở thành một bác sĩ đa khoa một người cần phải học tập liên tục 6 năm tại trường đại học, ra trường phải tham gia đào tạo thực hành 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề; sau đó là đào tạo nội trú hoặc chuyên khoa I (sau đại học)/thạc sĩ (cao học) rồi chuyên khoa II/tiến sĩ; chưa kể còn phải tham gia nhiều khóa đào tạo nâng cao chuyên môn khác… Với ngành y, việc học luôn được xác định là suốt đời, tuy nhiên hiện nay mức lương chi trả cho nhân viên y tế cũng tương đương như những ngành khác. Điều này là một trong những bất cập, ảnh hưởng đến tâm lý, cách thức làm việc của nhiều nhân viên y tế. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các bệnh viện cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 105)