Đánh giá chung về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

2.3. Đánh giá chung về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK

tại các bệnh viện ở Quảng Ninh

Như phân tích ở trên, hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, đó là: Thương lượng, hòa giải và tòa án. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do vậy, tùy thuộc vào tính chất vụ án và tình hình thực tế, bệnh viện và người bệnh cần lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm đạt được hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp.

2.3.1. Thành công

Từ thực tế giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng có nhiều ưu điểm như được tiến hành nhanh chóng, linh hoạt, tốn ít chi phí, đảm bảo bí mật thông tin tranh chấp. Đối với hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án, trọng tài yêu cầu phải tuân thủ theo đúng quy trình, quy định của pháp luật; trong khi thương lượng không có quy trình chung mà việc thương lượng do các bên tự thỏa thuận, tự tiến hành. Vì thế tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận tiện, chi phí thấp. Đối với tòa án và trọng tài thì các bên có thể sẽ phải chi trả khoản lệ phí nhất định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK bằng thương lượng giúp các bên giữ được thông tin đặc biệt là đối với các bệnh viện. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khuyến khích các bên khi có tranh chấp sử dụng biện pháp thương lượng để giải quyết. Nếu quá trình thương lượng không thành công, hoặc các bên không đồng ý giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì mới sử dụng biện pháp giải quyết khác như hòa giải, tòa án hoặc trọng tài.

69

Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa bằng hòa giải có một số ưu điểm đó là: Thuận tiện, thời gian giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém chi phí. Với sự xuất hiện của bên thứ ba với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, am hiểu kiến thức về y tế, về quy trình khám chữa bệnh, do đó khả năng để hòa giải được tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa sẽ cao hơn so với việc hai bên tự thương lượng. Ngoài ra, kết quả hoà giải được ghi nhận và chứng kiến bởi bên thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết đã đạt được trong quá trình hoà giải giữa các bên thường cũng cao hơn so với phương pháp thương lượng. Trường hợp các bên không hòa giải thành thì mới chuyển sang cơ quan tố tụng.

Việc giải quyết tranh chấp HĐTD bằng tòa án có ưu điểm đó là phán quyết của tòa án có tính chất cưỡng chế, buộc các bên phải thi hành. Điều này khắc phục được hạn chế của phương pháp thương lượng và hòa giải vốn dựa vào sự tự nguyện, thiện chí hợp tác của khách hàng. Ngoài ra, với nguyên tắc xét xử hai cấp cùng thủ tục đặc biệt để xét lại bản án, điều này hạn chế sai sót và vi phạm trong quá trình tố tụng, từ đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Tòa án cơ quan mang quyền lực Nhà nước nên tính độc lập và công bằng cao luôn được đảm bảo chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Không một bên nào, bệnh viện hay bệnh nhân có thể tác động vào tòa án để làm thay đổi bản chất của vụ việc được. Đây cũng chính là lý do nên lựa chọn tòa án trong các trường hợp phát sinh SCYK nghiêm trọng, ví dụ điển hình như SCYK về chạy thận nhân tạo tại BV tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, bởi sự độc lập và công bằng cao nên việc đảm bảo tính minh bạch của tòa án là một ưu điểm đương nhiên khi lựa chọn phương pháp này. Sự minh bạch này sẽ đảm bảo các quyền được tiếp cận, thu thập bằng chứng có hiệu quả cho BN/gia đình BN, điều mà không có phương pháp nào hiện nay tại Việt Nam có được. Hơn nữa, phương pháp này bảo đảm trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật để các trường hợp BN và gia đình BN không có khả năng tự thuê luật sư thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Đây cũng là quyền mà chỉ có duy nhất phương pháp giải quyết bằng tòa án mới có được.

70

2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK bằng phương pháp thương lượng cũng chứa đựng một số hạn chế nhất định, đó là: Việc thương lượng có thành công không phụ thuộc rất lớn vào thái độ, ý chí, sự hợp tác và hiểu biết của cả bệnh viện và người bệnh. Đồng thời, kết quả của việc thương lượng không bị ràng buộc bởi quy định pháp luật; do vậy việc thực hiện kết quả thương lượng phụ thuộc vào thiện chí của cả bệnh viện và khách hàng. Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa bằng thương lượng được tiến hành bí mật, không công khai, điều này có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, trái pháp luật. Đơn cử, các bệnh viện sẽ muốn giữ kín thông tin về sự cố y khoa, điều này xét về lâu dài là không có lợi đối với hoạt động ngành y tế. Sự cố y khoa cần phải được công khai để cơ quan quản lý cũng như người bệnh có thể nắm được thông tin; đồng thời đây cũng là bài học để các cơ sở y tế nghiên cứu, rút kinh nghiệm.

Đối với phương pháp hòa giải có một số hạn chế đó là: Quá trình hòa giải phụ thuộc vào ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên. Do đó, dù có sự giúp đỡ của bên thứ ba làm trung gian hoà giải nhưng một bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình thảo luận trao đổi để giải quyết tranh chấp thì việc hoà giải cũng khó đạt được kết quả như mong đợi. Do đó chỉ cần một bên không có ý định muốn hòa giải thì hòa giải viên cũng không thể hỗ trợ hay áp đặt bất kỳ vấn đề gì được. Chưa kể thực tiễn 03 vụ việc áp dụng phương pháp hòa giải tại Quảng Ninh trong 03 năm vừa qua với sự tham gia của HĐCM trong vai trò là bên thứ 3 để dàn xếp thỏa thuận giữa BV với BN/gia đình BN rất dễ rơi vào thất bại. Vì chỉ cần có bất kỳ một điểm nào đó thiếu khéo léo hoặc không đảm bảo tính khách quan thì HĐCM sẽ lập tức có nguy cơ bị BN/gia đình BN quy kết là thiên vị, không độc lập do các thành viên của HĐCM đều là người trong ngành y tế.

Hòa giải tranh chấp phát sinh liên quan đến sự cố y khoa trong tòa án khó đạt được hiệu quả. Nguyên nhân là vì những lý do nhậy cảm của các tranh chấp phát sinh trong SCYK nên khi BN hoặc gia đình BN đã phải đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết thì đồng nghĩa với việc là các bên không có thiện chí muốn hòa giải nữa. Do đó việc lựa chọn giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK bằng phương pháp hòa giải tại

71

tòa án gần như chỉ mang tính lý luận mà không có tính thực tiễn cao. Đối với hòa giải ngoài tòa án: hiện tại ở Việt Nam chưa có tổ chức hòa giải nào được thành lập để phục vụ các tranh chấp liên quan đến y tế. Do đó dù có muốn lựa chọn phương pháp hòa giải thì thực sự để tìm kiếm 1 trung tâm hòa giải chuyên ngành dành riêng cho các tranh chấp phát sinh trong SCYK là không thể ở Việt Nam chứ không riêng gì Quảng Ninh. Chính từ sự thiếu sót, chồng chéo và chưa rõ ràng cụ thể nêu trên kết hợp với nhận thức về pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK của cả BV, NVYT lẫn BN, gia đình BN đều còn hạn chế, nhiều e ngại nên phương pháp hòa giải hiện nay tại Quảng Ninh gần như không được lựa chọn.

Đối với phương pháp giải quyết tranh chấp HĐTD bằng tòa án cũng có những nhược điểm đó là: Việc giải quyết tốn nhiều thời gian với quy trình tố tụng phức tạp; chi phí thường tốn kém hơn so với hình thức thương lượng và hòa giải. Điển hình là vụ việc tranh chấp tại BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí xảy ra từ năm 2009 đến nay vẫn chưa ngã ngũ dù ngày 17/5/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên bản án phúc thẩm bác bỏ mọi yêu cầu bồi thường của nguyên đơn. Ngoài ra, một hạn chế đáng kể của việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK bằng tòa án đó là, bản án bị công khai theo quy định của pháp luật, điều này cả BV, NVYT lẫn nhiều trường hợp BN và gia đình BN không mong muốn; đặc biệt là nhiều SCYK nhậy cảm, ví dụ như: Trường hợp chị Nguyễn Thu H do sự nhầm lẫn của BS nên đã bị cắt cả 2 buồng trứng khiến chị bị vô sinh trong khi chị chưa lập gia đình, hay việc anh Hùng Văn B bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà (1 bệnh lây qua đường tình dục) từ một BN khác do NVYT không tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn…

72

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 87)